Bệnh trào ngược dạ dày – nguyên nhân và cách điều trị

Trào ngược dạ dày là tình trạng thức ăn, pepsin, acid, men tiếu hóa trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn. Về lâu dài tình trạng nãy biến chứng thành nhiều bệnh lý khác nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nếu không điều trị kịp thời.

1. Trào ngược dạ dày là gì?

Khi chúng ta ăn hay uống thì sẽ được đưa xuống dạ dày thông qua ống thực quản nối từ miệng xuống dạ dày. Ống thực quản có chức năng co thắt để mở đưa thức ăn vào dạ dày và đóng lại để tránh thức ăn, acid, men tiêu hóa từ dạ dày trào ngược trở lại thực quản và miệng. Khi chức năng co thắt bị rối loạn, viêm, bị tác động bởi các nguyên nhân khác nhau dẫn đến hoạt động không đúng cơ chế, dẫn đến thức ăn và acid từ dạ dày trào ngược lên dạ dày nên được gọi là trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược dạ dày thực quản.

Về lâu dài nếu không phát hiện và điều trị sớm chứng bệnh này có thể gây tổn thương nặng nề thực quản, gây khó khăn trong điều trị và nguy cơ biến chứng thành các bệnh lý khác.

2. Dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày khi mới khởi phát thường có những dấu hiệu nhất định, diễn biến thầm lặng và kéo dài khiến người bệnh có cảm giác chủ quan và nhầm tưởng với các dấu hiệu của bệnh lý khác dẫn đến tình trạng bệnh được thăm khám trong giai đoạn nặng, gây khó khăn trong việc điều trị và không thể hồi phục các tổn thương. 

Dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày:

Thường xuyên ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: Người bệnh thường xuất hiện ợ hơi khi ăn no, ợ nóng, cảm giác nóng ran từ vùng ngực lên cổ họng, cảm thấy ợ chua ở miệng. Các triệu chứng này xuất hiện khi ngủ, vào ban đêm, nằm sau khi ăn, hoặc ăn quá nó, trướng bụng.

Buồn nôn và nôn liên tục: Do thức ăn trào ngược lên thực quản gây kích thích niêm mạc thực quản dẫn đến buồn nôn và nôn.

Đau tức ngực, lồng ngực: Do thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây chèn ép, đè nén thực quản dẫn đến tức ngực, đau tức lồng ngực, khó chịu.

Đau khi nuốt: Acid trào ngược lên thực quản trong thời gian dài dẫn đến thực quản bị viêm, sưng tấy, hẹp đường thực quản gây ra tình trạng khó khăn khi nuốt, cảm thấy đau khi nuốt.

Ho kéo dài, khàn tiếng: Thực quản bị viêm nên tiết ra nhiều dịch nhầy, đôi khi bị loét thực quản do acid dạ dày dẫn đến chảy máu thực quản. Người bệnh thường ho kéo dài, ho khan, khèn tiếng, ho kèm dịch nhầy hoặc ho ra máu.

Miệng tiết nhiều nước bọt: Do lượng acid từ dạ dày trào ngược với lượng lớn, cơ chế tự nhiên của tuyến nước bọt sẽ tiết nhiều hơn bình thường để trung hòa lượng acid này, để giảm tổn thương do acid gây ra đối với thực quản.

Đầy bụng, khó tiêu: Thức ăn thừa trong dạ dày tiêu hóa không được chuyển hết xuống đường ruột gây ra triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.

Đắng miệng: Trào ngược dạ dày gây rối loạn hệ tiêu hóa trong đó túi mật cũng bị ảnh hưởng theo. Mật sẽ tràn lên dạ dày hòa với thức ăn hoặc acid và trào ngược lên thực quản. Người bệnh cảm thấy miệng đắng, chát đặc biệt vào buổi sáng sau khi thức dạy.

Một số khác:

  • Phân và nước tiểu đổi màu
  • Nấc cụt
  • Sụt cân trầm trọng

3. Nguyên nhân khiến trào ngược dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày, nhưng nguyên nhân chủ yếu và là chính yếu đó chính là thói quen xấu trong lối sống thường ngày của người bệnh. Các nguyên nhân này tác động mạnh đến chức năng co thắt cơ vòng của thực quản dẫn đến trào ngược dạ dày.

Một số nguyên nhân:

  • Thói quen xấu trong ăn uống: sử dụng nhiều đồ ăn chiên dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nóng, chua cay, đồ ăn khó tiêu, ăn không đúng bữa, không điều độ, không đủ chất,…khiến chức năng dạ dày đảo lộn dẫn đến trào ngược dạ dày
  • Lạm dụng chất kích thích: thói quen uống rượu, bia, hút thuốc, đồ uống có ga, nicotine, cafe 
  • Lạm dụng thuốc tây: Một số loại thuốc có tác dụng phụ chứa các chất ảnh hưởng đến dạ dày như: thuốc chống trầm cảm, thuốc stress, thuốc huyết áp, holecystokinine, aspirin,…
  • Béo phì, thừa cân: Cân nặng tăng cao, béo phì gây áp lực đến dạ dày, chèn ép dạ dày cũng là nguyên nhân trào ngược dạ dày.
  • Bệnh dạ dày: các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, chảy máu dạ dày, viêm hang vị dạ dày,…cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này.
  • Thói quen sinh hoạt: nhiều người có thói quen nằm sau khi ăn, làm việc sau khi ăn, vận động quá mạnh, ăn quá no khiến chức năng dạ dày quá tải hoặc hoạt động sai tư thế dẫn trào ngược dạ dày
  • Mang thai: phụ nữ mang thai cũng thường hay trào ngược dạ dày do thai nhi phát triển khiến thành cổ tử cung bị đẩy cao lên làm thay đổi vị trí dạ dày. Phụ nữ mang thai thường gặp các triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu
  • Căng thẳng, stress: áp lực, căng thẳng, stress trong công việc, gia đình, học tập, cuộc sống khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích và tiết acid nhiều hơn bình thường. Những người căng thẳng trong thời gian dài thường bị mắc các bệnh lý về dạ dày.

4. Cách điều trị dạ dày trào ngược

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản chủ yếu là thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt và ăn uống, kết hợp với điều trị tây y, đông y hoặc thuốc nam.  Tuy nhiên, các bác sỹ vẫn khuyên người bệnh nên sử dụng phương pháp thay đổi lối sống và sử dụng thuốc Nam giúp giảm đáng kể tình trạng bệnh, hiệu quả cao và không gây hại đến người bệnh.

Một lối sống khoa học và lành mạnh bao gồm như sau:

  • Chia các bữa ăn thành nhỏ chia đều trong ngày hơn là ăn thành 3 bữa như mọi khi đối với người trào ngược dạ dày thực quản
  • Lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu, giàu đạm, tinh bột như bánh mỳ, bột lúa mạch
  • Không sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ nóng, chua, cay, đồ ăn nhanh
  • Hạn chế sử dụng các loại trái cây có tính kích thích dạ dày tiết acid như chanh, quất, cam, dứa, xoài chua,…
  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, nước có ga, chất kích thích
  • Không nên ăn quá no, nằm hoặc làm việc sau ăn
  • Thiền, đọc sách, nghe nhạc giúp tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, stress để không kích thích dạ dày
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc tây có chứa các chất gây tác dụng phụ cho dạ dày và thực quản.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Nam để kết hợp điều trị. Thành phần từ thảo dược trong các bài thuốc nam cũng rất lành tính và hiệu quả cao, có khả năng trung hòa acid dạ dày, hồi phục tổn thương của ống thực quản, ổn định chức năng co thắt của cơ vòng thực quản, giảm tình trạng viêm loét dạ dày, hang vị dạ dày, hỗ trợ dạ dày tiêu hóa tốt hơn, xua tan ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.

Đã có nhiều người chọn sử dụng thuốc nam và tình trạng bệnh đã hồi phục hoàn toàn, sức khỏe cải thiện, ăn ngon, ngủ ngon giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hại cho cơ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *