Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch acid, pepsin, thức ăn trào ngược từ dạ dày lên ống thực quản gây tổn thương đến chức năng của thực quản biến chứng thành các bệnh viêm thanh quản, viêm loét thực quản, chảy máu thực quản, ung thư thực quản,…
Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản không đâu xa lạ chính là thói quen lối sống xấu, không lành mạnh hàng ngày của chúng ta, khiến cho chứng bệnh lý ngày càng có nguy cơ tăng mạnh ở hầu hết tất cả lứa tuổi kể cả trẻ em.
Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh này thường không rõ rệt và gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống người bệnh, nên thường hay bị bỏ qua và không quan tâm của mọi người, đôi khi còn nhầm tưởng sang những bệnh lý khác, khiến cho bệnh ngày càng trở nặng và gây ra nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe người bệnh.
Vậy trào ngược dạ dày thực quản là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh lý như thế nào? Cách làm giảm trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Hiểu một cách đơn giản về trào ngược dạ dày thực quản như sau: Miệng và dạ dày được nối với nhau thông qua một đường ống có tên gọi là ống thực quản, có nhiệm vụ vận chuyển đưa thức ăn đồ uống chúng ta cung cấp hàng ngày vào dạ dày để tiêu hóa chuyển thành năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Cuối ống thực quản, có chức năng co bóp thực quản sẽ đảm nhiệm mở ra để đưa thực phẩm vào dạ dày và đóng lại sau đó không cho thực phẩm trào ngược từ dạ dày trở lại miệng trong lúc tiêu hóa. Các yếu tố từ thói quen xấu trong lối sống, do tác dụng phụ của thuốc Tây, ảnh hưởng của các bệnh lý trong cơ thể,…tác động trực tiếp đến chức năng co thắt của thực quản, khiến chức năng này dần yếu đi hoặc hoạt động sai cơ chế, đóng mở không đúng lúc, khiến thức ăn trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản và miệng nên được gọi là trào ngược dạ dày thực quản.
Theo chuyên gia về tiêu hóa nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu hết bệnh lý này thường xuất hiện ở độ tuổi 50 – 60, do tuổi tác và các bệnh lý nên khiến người bệnh dễ mắc bệnh lý này. Tuy nhiên, hiện nay chứng bệnh này đang có nguy cơ tăng cao và có dấu hiệu trẻ hóa, xuất hiện nhiều trong độ tuổi 25 – 40, chiếm 80% trong số các bệnh lý về tiêu hóa.
Mặc dù những tổn thương do bệnh trào ngược dạ dày gây ra là lớn, nhưng nhiều người vẫn còn thờ ơ với bệnh này, vì các triệu chứng của bệnh chỉ là thoáng quá nên dễ khiến người bệnh không quan tâm và nhầm tưởng với bệnh lý khác. Những di chứng của trào ngược dạ dày có thể gây tổn thương đến thực quản nặng nề và không thể hồi phục, còn có nguy cơ biến chứng thành nhiều bệnh lý khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày thực quản bạn cần biết
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản:
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Áp lực dạ dày lớn do dư thừa thức ăn trong dạ dày không được chuyển hóa hết khiến người bệnh ợ hơi. Khi acid từ dạ dày trào ngược từ dạy dày lên sẽ khiến người bệnh cảm thấy nóng rát vùng lồng ngực lên cổ họng, ợ nóng, ợ chua.
- Nóng dạ dày: Thỉnh thoảng người bệnh cảm thấy vùng bụng nóng ran, cồn cào, khó chịu do lượng acid tiết ra nhiều dẫn đến dạ dày bị tổn thương, tạo điều kiện vi khuẩn có hại phát triển và sinh ra nhiệt.
- Đau tức ngực và khó thở: Người bệnh cảm thấy tức ngực, lồng ngực nặng, cảm giác như có vật gì đó đè nénvùng ngực, khó thở, hụt hơi, do thức ăn trào ngực từ dạ dày lên đè nén vùng lồng ngực.
- Khó nuốt: Ống thực quản bị viêm và sưng tấy do tổn thương bởi acid dạ dày trào lên dẫn đến ống thực quản bị hẹp, người bệnh cảm thấy khó nuốt, nghẹn ở cổ, đau khi nuốt.
- Ho: Người bệnh sẽ thường hay ho kéo dài, ho khan, khàn tiếng, ho kèm dịch nhầy, ho ra máu.
- Buồn nôn và nôn: Dạ dày trào ngược liên tục đẩy thức ăn và acid trào ngược lên thực quản khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn và nôn.
- Đắng, chát miệng: Dạ dày trào ngược có thể khiến dịch mật ở túi mật trào ngược lên theo, dẫn đến người bệnh thường cảm thấy đắng, chát miệng đặc biệt vào buổi sáng.
- Miệng tiết nhiều nước bọt: Cơ chế tự nhiên của tuyến nước bọt khi acid trong dạ dày trào ngược nhiều, tuyến nước bọt tiết nhiều hơn bình thường để trung hòa lượng acid này.
- Đầy bụng, khó tiêu: Người bệnh cảm giác luôn đầy bụng, trướng bụng, khó tiêu, táo bón do trào ngược dạ dày gây rối loạn tiêu hóa.
Cách làm giảm trào ngược dạ dày thực quản tại nhà
Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản chính là thói quen xấu trong lối sống thường ngày của chúng ta. Chính vì thế, chỉ cần điều chỉnh thay đổi lại thói quen lối sống thường ngày đã giúp tình trạng bệnh được cải thiện hơn và kết hợp với phương pháp điều trị Tây y hay thuốc Nam cũng giúp hiệu quả nhanh hơn. Một số cách bạn có thể làm tại nhà giúp giảm trào ngược dạ dày thực quản:
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, thiền, yoga, bơi lội, đi bộ,… giúp nâng cao hệ miễn dịch trong cơ thể và kích thích các cơ quan nội tạng hoạt động và phát triển tốt.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng, đúng bữa, điều độ, không nên sử dụng đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, đồ nhiều chất phụ gia, đồ chiên nhiều dầu mỡ, đồ nóng, khó tiêu,…để dạ dày được hoạt động tốt, khỏe mạnh
- Nên sử dụng nhiều sữa chua, các thực phẩm giàu chất xơ như bông cải, củ quả đậu, rau củ quả xanh,…giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.
- Không ăn quá no vào buổi tối, không nên nằm hay làm việc sau khi ăn
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, trà đặc, cafe, đồ uống có ga,…
- Không nên mặc quần áo quá chật sau khi ăn
- Nghỉ ngơi điều độ, đầy đủ, đúng giờ giấc
- Duy trì cân nặng hợp lý, không nên để cơ thể thừa cân, béo phì
Nếu tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng cần đi đến cơ sở y tế để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh kéo dài chuyển biến thành các biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh và khó khăn trong việc điều trị.