Triệu chứng tức ngực, khó thở hiện nay rất phổ biến, hầu hết gặp ở tất cả lứa tuổi, không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà còn có dấu hiệu trẻ hóa, giới trẻ và trẻ em đang có xu hướng gặp thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về nguyên nhân gây ra triệu chứng trên, luôn lầm tưởng rằng tức ngực, khó thở là do các bệnh tim mạch và phổi gây ra. Cho đến khi xét nghiệm thì nhận được kết quả là do hệ tiêu hóa, do các bệnh lý về dạ dày, túi mật, tuyến tụy, đại tràng.
Vậy tức ngực, khó thở có phải là bệnh dạ dày không?
1. Đau tức ngực khó thở có phải bệnh dạ dày không?
Chúng ta cần hiểu rõ về đau tức ngực, khó thở là gì? Có phải là một bệnh lý không?
Bản thân tức ngực, khó thở chỉ là các triệu chứng, dấu hiệu của cơ thể, không phải là một bệnh lý cụ thể. Những triệu chứng này báo hiệu cho người bệnh biết là cơ thể bạn đang có vấn đề về sức khỏe và có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm hoặc không nguy hiểm.
Đau tức ngực, khó thở không chỉ là do nguyên nhân về các bệnh tim mạch và phổi gây ra, bên cạnh đó còn do các yếu tố khác như lối sống, thói quen sinh hoạt, các bệnh về tiêu hóa, nội tiết, thần kinh, xương khớp cũng là nguyên nhân dẫn đến đau tức ngực, khó thở.
Những nguyên nhân nào dẫn đến chứng đau tức ngực, khó thở?
2. Nguyên nhân dẫn đến tức ngực khó thở
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng đau tức ngực, khó thở, thường chia thành ba loại chính như sau:
Do tâm lý, tinh thần
Theo nghiên cứu cho thấy, có đến 70% người trẻ mắc chứng tức ngực, khó thở do nguyên nhân chủ yếu từ tâm lý, tinh thần gây ra. Những người thường xuyên căng thẳng, áp lực, stress, rối loạn cảm xúc từ công việc, học tập, gia đình, cuộc sống, chuyện tình cảm sẽ dẫn đến tình trạng hệ thần kinh làm việc căng thẳng quá mức gây ra rối loạn, từ đó sinh ra các triệu chứng đau tức ngực, khó thở, hụt hơi, đổ mồ hôi nhiều, choáng váng, chóng mặt, mất ngủ, đau mỏi thần kinh, lo âu, hồi hộp, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực,…
Một số trường hợp do cú sốc tinh thần, các di chứng từ tai nạn, phẫu thuật đê lại cũng thường xuyên gặp phải chứng đau tức ngực và khó thở, đôi khi lo sợ, hoảng hốt, sợ hãi. Những trường hợp này cần được sự tư vấn từ bác sĩ để sử dụng các loại thuốc an thần, dưỡng tâm hợp lý để làm giảm chứng trên.
Do môi trường sống
Môi trường sống ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống mọi người và đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Những người thường sống hay làm việc những nơi ô nhiễm, khói bụi từ các công trình hay xe cộ, nhiều chất độc hại từ các nhà máy đều có các triệu chứng chung là đau tức ngực, khó thở, ho,…và mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phổi, ung thư phổi, thuyên tắc phổi, bệnh động mạch vành.
Do các bệnh lý
- Bệnh lý về tim mạch: Các bệnh lý về tim mạch như: đau tim, đau thắt ngực, viêm cơ tim, viêm màng tim, động mạch vành, bóc tách động mạch chủ, rối loạn nhịp tim,…đều gây ra các triệu chứng đau tức ngực, khó thở, chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi, rối loạn mạch, mệt mỏi, sốt, bàn tay bàn chân tê mỏi. Một số trường hợp nặng có thể dẫn đến suy tim, đột quỵ tim, teo tim.
- Bệnh lý về hệ hô hấp: Bệnh viêm phổi, thuyên tắc phổi, viêm màng phổi, tràn khí màng phổi, phù phổi, ung thư phổi,…gây ra các triệu chứng khó thở, thở ngắn, hụt hơi, thở khò khè, ho, ho kèm dịch nhầy, ho ra máu, đau ngực, đau thắt ngực dữ dội, da nhợt nhạt, bồn chồn, gót chân sưng, đổ mồ hôi nhiều. Những bệnh lý về phổi ảnh hưởng rất lớn đến đường thở cung cấp oxy cho cơ thể, phổi và tim có mối liên hệ mật thiết với nhau, khi phổi mắc các bệnh lý khiến lượng oxy đưa vào không đủ để cung cấp cho máu, cho tim, cho các tế bào phổi, tế bào tim, tế bào cơ quan nội tạng trong cơ thể từ đó sinh ra các bệnh về phổi và bệnh về tim mạch.
- Bệnh lý về hệ tiêu hóa: Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, trào ngược dạ dày, rối loạn thực quản, viêm đại tràng, sỏi mật, viêm túi mật, viêm tuyến tụy, viêm bài tiết, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,…gây ra các triệu chứng ợ nóng, đau vùng bụng và ngực, nôn ra máu, phân màu đen, khó nuốt khi ăn, sốt, giảm cân bất thường, nước tiểu có màu sắc thay đổi.
- Bệnh lý về xương khớp và cơ: Viêm sụn sườn, đau cơ bắp, chấn thương xương sườn, đau thần kinh liên sườn cũng khiến người bệnh cảm thấy tức ngực, đau nhói ngực, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, thay đổi tâm trạng, đau dữ dội khi vận động. Tuy nhiên, những triệu chứng này chỉ sau một vài ngày sẽ tự khỏi, vì chỉ là những tổn thương về xương khớp và cơ bắp do làm việc, vận động quá sức hoặc có thể sử dụng thuốc giảm đau để dịu bớt các cơn đau dữ dội.
- Bệnh lý về thần kinh: Các bệnh lý về thần kinh như rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật cũng gây ra các triệu chứng đau đầu, tức ngực, khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, mất ngủ, người lúc nóng lúc lạnh, trí nhớ suy giảm, kém tập trung.
3. Đau tức ngực, khó thở có nguy hiểm không?
Tùy vào từng nguyên nhân gây ra triệu chứng mà có mức độ nguy hiểm khác nhau, tuy nhiên hầu hết các bệnh lý đều có hại cho sức khỏe, bạn cần điều trị dứt điểm kịp thời để tránh những hệ lụy khôn lường về sau.
Đối với những triệu chứng tức ngực, khó thở do các bệnh lý về tim mạch và phổi gây ra, thì bạn cần phải cẩn trọng và không nên chủ quan, vì những bệnh lý này có tỉ lệ tử vong cao, đe dọa đến tính mạng người bệnh bất cứ khi nào.
Đối với triệu chứng đau tức ngực, khó thở chỉ là tạm thời hoặc đột ngột xảy ra do vận động, lao động quá sức, căng thẳng, stress, triệu chứng giảm dần sau khi nghỉ ngơi thì là dấu hiệu của động mạch vành đang hẹp dần, lượng máu tưới cho tim giảm dần, lượng oxy cung cấp cho máu không đủ. Nếu chủ quan với các triệu chứng trên mà không điều trị kịp thời có thể khiến bạn dẫn đến nguy cơ ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, suy tim hay thậm chí là đột quỵ tim.
Các triệu chứng trông có vẻ không nguy hại, nhưng đằng sau đó tiềm ẩn rất nhiều nguy hại đến sức khỏe của bạn. Chính vì thế, không nên chủ quan với các triệu chứng của cơ thể, hãy học cách hiểu tiếng nói của cơ thể, để có những phương pháp xử trí bảo vệ sức khỏe của bạn luôn được khỏe mạnh và các cơ quan nội tạng luôn được hoạt động tốt.