Hôi miệng chủ yếu xuất phát nguyên nhân từ việc vệ sinh răng miệng kém. Tuy nhiên, đôi khi hơi thở có mùi còn phản ánh một bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng trong cơ thể chúng ta. Hiểu rõ được nguyên nhân gây ra hôi miệng sẽ giúp bạn có cách khắc phục nhanh chóng, hiệu quả để không còn quá lo lắng về hơi thở của mình mỗi khi giao tiếp với mọi người xung quanh cũng như phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn.
Hôi miệng là gì?
Hôi miệng hay còn được gọi là chứng hôi miệng là biểu hiện cảnh báo cho bạn biết về tình trạng về sức khỏe răng miệng nói riêng không được tốt và sức khỏe tổng thể nói chung. Việc giao tiếp là một hoạt động thiết yếu diễn ra thường xuyên hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Chắc hẳn trong chúng ta không ai muốn hơi thở chúng ta có mùi hôi khi nói chuyện hoặc cũng không muốn trò chuyện với người bị hôi miệng cả. Nhưng sẽ càng tồi tệ hơn nữa là đôi khi chúng ta lại không hề hay biết chính mình đang bị hôi miệng. Hơi thở có mùi sẽ khiến đối phương khi giao tiếp với chúng ta sẽ bị lúng túng và khó xử. Một số người không nhận ra hơi thở có mùi hôi của mình vì người khác ngại chia sẻ điều đó cho chính bạn biết.
Tuy nhiên, chứng bệnh này thường không quá nghiêm trọng, dễ điều trị và chữa khỏi. Cách đơn giản để điều trị chứng hôi miệng, đó chính là bạn nên thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thăm khám nha sĩ thường xuyên và tránh ăn uống bất kỳ thứ gì có thể làm cho hơi thở của bạn trở lên có mùi như một số loại thuốc, chế độ ăn và thức ăn…
Xem thêm: Khó nuốt, nuốt nghẹn là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng
Triệu chứng và nguyên nhân hôi miệng
Triệu chứng
Mùi hôi có thể không giống nhau ở mỗi thời điểm và mỗi người, tùy thuộc vào nguồn gốc hoặc nguyên nhân gây ra. Một số người lại quá lo lắng về hơi thở của mình mặc dù họ có ít hoặc không có mùi hôi miệng, trong khi những người khác lại bị hôi miệng khó chịu mà không hề hay biết. Việc tự đánh giá xem hơi thở của bạn có mùi như thế nào là rất khó xác định, cách hiệu quả mà đơn giản là hãy để người thân hay bạn bè đánh giá hơi thở của bạn có mùi gì.
Nếu hơi thở của bạn có mùi hôi, hãy kiểm tra xem các thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày. Bạn hãy thử thay đổi thói quen lối sống thường ngày, như đánh răng và cạo lưỡi sao khi ăn, sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng và hãy uống nhiều nước. Nếu như những thay đổi đó vẫn không cải thiện mùi hôi của miệng thì bạn hãy đến nha sĩ để thăm khám để được chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân gây hôi miệng
Hầu hết hơi thở có mùi đều bắt đầu từ miệng của bạn, và có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này. Chúng bao gồm:
- Thức ăn: Sự phân hủy các mảnh thức ăn trong và xung quang răng miệng chúng ta có thể làm gia tăng vi khuẩn và là nguyên nhân gây ra mùi hôi. Khi bạn tiêu thụ các loại thực phẩm như hành, tỏi và gia vị có mùi cũng có thể khiến hơi thở của bạn có mùi. Sau khi bạn tiêu hóa những thực phẩm này, chúng sẽ hòa trọng vào các mạch máu, được đưa tới phổi và ảnh hưởng tới hơi thở của bạn.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc là nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng khó chịu cho chính bạn. Những người hút thuốc sẽ có tỉ lệ mắc bệnh nướu và một số tình trạng khác của mùi hôi miệng cao hơn người không hút.
- Vệ sinh răng miệng không tốt: Nếu bạn không chăm sóc răng miệng tốt hàng ngày, các mảng bám thức ăn vẫn còn trong miệng và trên răng, khi thức ăn phân hủy sẽ dẫn đến mùi hôi miệng. Các mảnh vỡ thức ăn cí thể tạo thành các mảng bám dính không màu, dính trên răng của bạn. Khi đó, nếu chúng ta không vệ sinh răng miệng sau ăn, chúng sẽ bám dính trên nướu, gây kích ứng cho nướu và tạo thành một túi chứa mảng bám trên răng và lợi ( bệnh viêm nha chu ). Lưỡi của bạn có thể sẽ tích tụ vi khuẩn gây mùi hôi cho hơi thở. Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng răng giả mà không được làm sạch thường xuyên hoặc không vừa vặn với răng thật thì có thể chứa vi khuẩn gây mùi và mảnh vụn thức ăn còn sót lại.
- Khô miêng: Tuyến nước bọt có nhiệm vụ làm ướt miệng, giúp trộn thức ăn trước khi đưa xuống họng được dễ dàng hơn, ngoài ra còn giúp làm sạch miệng, loại bỏ các mảnh vỡ thức ăn gây ra mùi hôi cho miệng. Tình trạng khô miệng hoặc xerostomia ( zeer-o-STOE-me-uh ) có thể gây ra mùi hôi cho miệng, vì nó làm quá trình sản xuất của tuyến nước bọt suy giảm. Chứng khô miệng tự nhiên xảy ra khi chúng ta ngủ, dẫn đến hơi thở của bạn có mùi hôi vào mỗi buổi sáng sau khi thức dạy, và nó tồi tệ hơn nếu bạn có thói quen ngủ hở miệng. Miệng khô mãn tính có thể do tuyến nước bọt của bạn có vấn đề và một số bệnh lý khác.
- Thuốc men: Một số loại thuốc khi chúng ta sử dụng có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra chứng hôi miệng bằng cách góp phần vào tình trạng làm khô miệng. Những chất khác có thể bị phân hủy trong cơ thể để giải phóng các hóa chất có thể mang theo trong hơi thở của bạn.
- Nhiễm trùng trong miệng của bạn: Một trong những nguyên nhân khiến hơi thở có mùi đó là sau khi bạn thực hiện các cuộc phẫu thuật trong khoang miệng, ví dụ như nhổ răng, sâu răng, bệnh nướu răng hay viêm loét miệng.
- Mũi và cổ họng có thể gây ra chứng hôi miệng: Chứng hôi miệng đôi khi xuất phát từ những viên sỏi ở hai bên cuống họng, trong amidan và bảo phủ bởi các vi khuẩn gây ra mùi hôi tích tụ. Khi bạn bị nhiễm trùng hoặc viêm mũi mãn tính, viêm xoang hoặc viêm cổ họng có thể khiến sự rò rỉ nước mũi xuống họng gây ra mùi hôi.
- Các nguyên nhân khác: Các bệnh ung thư và các tình trạng rối loạn chuyển hóa cũng là nguyên nhân chính gây ra hôi miệng, vì cơ thể chúng ta chịu ảnh hưởng của hóa chất khi điều trị bệnh. Bên cạnh đó, trào ngược dịch acid dạ dày ( bệnh trào ngược dạ dày thực quản – GERD ) cũng khiến hơi thở của bạn có mùi hôi. Hôi miệng ở trẻ nhỏ có thể do các mảnh vụn thức ăn trên răng còn sót lại.
Xem thêm: Triệu chứng tức ngực, khó thở, chóng mặt là bệnh gì?
Mách bạn cách chữa hôi miệng tại nhà
- Giữ nước: Sau khi ăn nếu bạn không đánh răng thì hãy uống thêm nhiều nước để thúc đẩy quá trình làm sạch vi khuẩn và các mảnh vụn thức ăn ở khe răng. Các nghiên cứu cho thấy uống sữa có thể giúp bạn loại bỏ một số mùi hôi. Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh không uống sữa có đường sau khi đã vệ sinh răng miệng.
- Hạn chế uống quá nhiều cà phê: Cà phê tuy ngon, thơm nhưng nó sẽ gây ra mùi khó chịu còn bám trên lưỡi. Thay vào đó bạn nên chuyển sang dùng trà xanh hoặc trà thảo mộc để uống.
- Không hút thuốc hoặc sử dụng các thành phần khác của thuốc lá: Thuốc lá, thuốc phiện, tẩu thuốc và khói thuốc khi bạn hít vào cơ thể sẽ khiến cho hơi thở của bạn có mùi hôi.
- Không uống rượu, bia: Rượu, bia là chất có thể gây ra tình trạng khô miệng. Nếu bạn uống quá nhiều rượu và bia mạnh có thể làm hơi thở của bạn có mùi hôi trong vòng từ 8 – 10 giờ sau khi uống xong.
- Nhai kẹo cao su không đường: Sử dụng kẹo cao su trong vòng 20 phút sau bữa ăn có thể giúp miệng tiết ra nhiều nước bọt hơn, giảm tình trạng khô miệng. Gum có trong chất xilitol có thể giúp làm giảm tình trạng sâu răng, làm mát và mang đến cho bạn hơi thở thơm mát.
- Cẩn thận với hơi thở bạc hà: Bạc hà không đường là một loại thực phẩm tốt có thể giúp bạn lấn át mùi hôi của miệng nhanh chóng, nhưng nó chỉ có tác dụng giảm mùi khó chịu của cơ thể mà không thể loại bỏ vi khuẩn xấu có hại cho răng miệng của bạn.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất sơ giúp ngăn ngừa chứng hôi miệng rất hiệu quả. Bạn nên tránh các thực phẩm có chứa carbonhydrate tinh chế có trong bánh quy, bánh ngọt, kẹo và kem.
- Sử dụng nước súc miệng: Một số loại nước súc miệng trên thị trường hiện nay có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa hơi thở của bạn có mùi hôi mà bạn nên tìm hiểu sử dụng. Tuy nhiên, không nên sử dụng loại nước súc miệng có cồn vì sẽ làm cho miệng bạn bị khô, điều này khiến tình trạng hôi miệng càng thêm nghiêm trọng hơn.
- Uống trà xanh và trà đen: Hai loại trà này được khuyến khích nên sử dụng vì có chứa hợp chất polyphenol giúp loại bỏ các chất lưu huỳnh và làm giảm quá trình vi khuẩn gây hôi miệng.
- Hạn chế dùng thuốc: Một số loại thuốc Tây khi sử dụng bạn cũng nên hạn chế vì những loại thuốc này gây ức chế dòng nước bọt và có thể khiến người bệnh bị khô miệng mãn tính và hôi miệng. Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau và các loại thuốc kháng sinh trừ khi cần thiết trong mặt y tế.
- Vệ sinh miệng sau khi ăn thịt cá hoặc các sản phẩm từ sữa: Thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên là một phương pháp phòng ngừa cũng như chữa chứng hôi miệng hiệu quả.
- Thở qua mũi thay vì qua miệng: Bạn cần có phương pháp giải quyết vấn đề ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ vì có thể ảnh hưởng đến hơi thở của bạn và gây ra chứng hôi miệng.
- Vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày
- Loại bỏ các thực phẩm sữa, bơ ra khỏi thực đơn ăn uống
Xem thêm: Đắng miệng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân gây ra
Chứng hôi miệng khiến bạn gặp trở ngại khi giao tiếp hàng ngày trong cuộc sống nhưng đây là một chứng bệnh dễ điều trị và gây quá ảnh hưởng nhiều. Bạn hãy chọn cho mình một phương pháp điều trị phù hợp và đều đặn để có được hơi thở thơm mát, sảng khoái, tự tin mỗi ngày nhé!
NHÀ THUỐC NAM GIA TRUYỀN LỢI PHÚC ĐƯỜNG
ĐỊA CHỈ: Xóm 9, Nga Liên, Nga Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam.
HOTLINE: 0844.619.666 – 0966.992.089
WEBSITE: thankinhthucvat.vn
EMAIL: chualanhbenh@gmail.com