Chứng khó nuốt hiện nay rất phổ biến, bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ mắc phải, đặc biệt ở những người lớn tuổi, trẻ em sinh non hoặc những người có vấn đề về thần kinh, não bộ và thực quản. Để điều trị dứt điểm chứng khó nuốt, nuốt nghẹn này ở người bệnh cần phải xác định được nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng kèm theo nếu có.
1. Chứng khó nuốt, nuốt nghẹn là gì?
Khó nuốt hay là nuốt nghẹn là những thuật ngữ được dùng trong y khoa để thể hiện cho sự khó khăn khi nuốt thức ăn, nuốt nghẹn ở cổ, đau khi nuốt của người bệnh. Chứng bệnh này xuất hiện là do các bệnh lý về thần kinh, não bộ và vùng thực quản hoặc vùng hầu họng bị tổn thương gây ra. Tùy vào cơ địa của mỗi người và giai đoạn của bệnh mà người bệnh có mức độ khó nuốt, nuốt nghẹn sẽ khác nhau. Với tình trạng bệnh ở dạng nhẹ, người bệnh đôi khi chỉ cảm thấy hơi khó nuốt, đau khi nuốt thức ăn, nước uống hoặc nước bọt và cảm thấy thực ăn đi qua ống thực quản lâu hơn bình thường.
Khi trường hợp chứng khó nuốt, nuốt nghẹn ở tình trạng nặng, thì ngay cả khi người bệnh nuốt nước bọt, chất lỏng hoặc chất rắn đều không thể nuốt xuống được thực quản và có thể khiến người bệnh bị nôn ói hết thức ăn hoặc nước uống ra ngoài. Ở những người bình thường, hoạt động nuốt diễn ra thường xuyên và nhiều lần trong ngày khi chúng ta ăn hoặc uống hoặc các chất nhầy do cơ thể tiết ra đi vào trong cơ thể, trình tự nuốt bao gồm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Là giai đoạn thức ăn và chất lỏng ở trong khoang miệng, lúc này sẽ được nhai và trộn đều để chuẩn bị nuốt xuống họng.
- Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn miệng và lưỡi sẽ có chức năng đẩy thức ăn hoặc chất lỏng trong khoang miệng về phía sau miệng để kích thích phản xạ nuốt
- Giai đoạn 3: Là giai đoạn hầu, thức ăn và chất lỏng sẽ được đi qua hầu họng sau đó tiếp tục đi tới thực quản.
- Giai đoạn 4: Lúc này thức ăn và chất lỏng sẽ đi qua từ thực quản xuống thẳng dạ dày
2. Triệu chứng cảnh bảo chứng khó nuốt, nuốt nghẹn
Khi người bệnh mắc chứng khó nuốt, nuốt nghẹn sẽ thường xuyên xuất hiện các triệu chứng trên cơ thể như:
- Cảm thấy miệng tiết nước bọt nhiều hơn bình thường
- Cảm giác thức ăn hoặc chất lỏng vướng mắc ở trong cổ họng
- Luôn có cảm giác nghẹn ở cổ, giống như dị vật hoặc khối u nào đó đang chặn trong cổ họng
- Cảm giác khó chịu, căng tức ở vùng ngực hoặc vùng cổ họng
- Cân nặng sụt giảm không rõ nguyên nhân
- Thường xuyên buồn nôn, nôn ói
- Bị ho, sặc, nghẹn khi ăn uống
- Giọng nói khàn, thay đổi
3. Nguyên nhân gây ra khó nuốt, nuốt nghẹn
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng khó nuốt, nuốt nghẹn mà đôi khi người bệnh chủ quan từ những thói quen lối sống, sinh hoạt hoặc các hoạt động thường ngày. Các nguyên nhân chính gây ra chứng bệnh khó chịu này thường gặp bao gồm:
3.1. Viêm thực quản nặng khiến người bệnh bị hẹp thực quản
Bệnh viêm thực quản là tình trạng các lớp niêm mạc ở ống thực quản bị viêm, tổn thương, loét do trào ngược aicd dạ dày lên thực quản hoặc do các tác nhân khác gây ra. Dịch acid trong dạ dày trào ngược lên sẽ khiến các lớp niêm mạc trong ống thực quản bị bào mòn, loét, sưng tấy và bị viêm dẫn đến hẹp thực quản. Bệnh viêm thực quản do chứng trào ngược acid dạ dày là một bệnh lý thường gặp và phổ biến ở hầu hết mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, biến chứng hẹp thực quản có thể sẽ gây ra tình trạng khó nuốt, nuốt nghẹn cho người bệnh.
Xem thêm: Đầy bụng, ợ hơi, ợ chua là bệnh gì? Phương pháp điều trị
3.2. Hẹp thực quản do nguyên nhân khác
Người bệnh bị hẹp thực quản không chỉ do nguyên nhân là viêm thực quản hay ung thư thực quản mà ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như biến chứng sau xạ trị thực quản hoặc phẫu thuật, uống phải hóa chất, chất tẩy rửa có thể gây phá hủy lớp niêm mạc thực quản…
3.3. Ung thư thực quản
Ung thư thực quản là một bệnh lý nan y nguy hiểm và hiếm khi gặp, thường chỉ xuất hiện ở những đối tượng lớn hơn 55 tuổi có nguy cơ mắc cao hơn người bình thường. Với chứng bệnh này, nếu được chẩn đoán bệnh sớm ở giai đoạn đầu bệnh mới phát triển thì có nhiều cơ hội và khả năng chữa khỏi và giảm thiệu tỉ lệ tử vong cho người bệnh. Khi người bệnh mắc phải chứng bệnh này, cũng sẽ xuất hiện tình trạng khó nuốt, nuốt nghẹn, đau khi nuốt hoặc không thể nuốt do các khối u phát triển và làm hẹp diện tích lòng thực quản.
3.4. Màng ngăn hay vòng thực quản
Các khối u màng ngăn hay vòng thực quản đều là những khối u lành tính, phát triển từ các mô thực quản và không gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng khó nuốt, nuốt nghẹn thường ít xuất hiện ở người bệnh và đôi khi những bệnh nhân mắc chứng màng ngăn hay vòng thực quản thì cũng không xuất hiện bất cứ triệu chứng gì ngoài chứng khó nuốt, nuốt nghẹn.
3.5. Đờ thực quản
Bệnh đờ thực quản ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nuốt của người bệnh, có thể tác động lên thần kinh và hệ thống cơ thực quản. Những người mắc chứng đờ thực quản sẽ có tình trạng cơ không thể co lại để đẩy thức ăn xuống dạ dày được. Bên cạnh đó, việc cơ thắt đóng mở không đúng thời điểm cũng khiến cho thức ăn không thể đi qua thực quản xuống dạ dày một cách dễ dàng được, vì thế khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng khó nuốt và nuốt nghẹn.
3.6. Mắc các bệnh lý thần kinh
Khi người bệnh mắc các bệnh lý về rối loạn thần kinh khác trong cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống chức năng ốn thực quản và thần kinh gây ra chứng khó nuốt, nuốt nghẹn. Điển hình là chứng rối loạn thần kinh thực vật, thường xuyên gây ra tình trạng khó nuốt, nghẹn ở cổ họng, vướng ở cổ, đau khi nuốt, buồn nôn và nôn ói cho người bệnh. Bên cạnh đó, khi mắc các bệnh lý thần kinh người bệnh còn gặp thêm nhiều triệu chứng khác kèm theo.
3.7. Túi thừa thanh hầu
Bệnh lý túi thừa thanh hầu là một bệnh hiếm gặp khi túi thừa tận cùng tách ra từ phần thấp nhất trong hầu họng là hạ họng. Bệnh lý này thường xuất hiện phổ biến nhiều ở những người có độ tuổi trên 70 và có thể không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào ngoài chứng nuốt nghẹn, khó nuốt và thường xuyên cảm giác như có gì đó vướng nghẹn ở trong cổ họng. Đồng thời, người bệnh còn xuất hiện thêm một vài triệu chứng khác như ho, ho khan, tức ngực, khó thở, buồn nôn và nôn ói ra thức ăn.
Trên đây là chia sẻ của nhà thuốc tới quý bạn đọc về chứng khó nuốt, nuốt nghẹn và các nguyên nhân, triệu chứng của bệnh. Những thông tin hữu ích ở trên chỉ có tính chất tham khảo và chia sẻ không phải là phương pháp điều trị chứng bệnh này. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới nhà thuốc để được hỗ trợ và giải đáp tận tình.
NHÀ THUỐC NAM GIA TRUYỀN LỢI PHÚC ĐƯỜNG
ĐỊA CHỈ: Xóm 9, Nga Liên, Nga Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam.
HOTLINE: 0844.619.666 – 0966.992.089
WEBSITE: thankinhthucvat.vn
EMAIL: chualanhbenh@gmail.com