Miệng tiết nhiều nước bọt là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu

Miệng tiết nhiều nước bọt

Nước bọt được tiết ra từ tuyến nước bọt trong khoang miệng có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở con người. Nếu tuyến nước bọt tiết ra quá ít hoặc miệng tiết nhiều nước bọt quá nhiều cũng là vấn đề người bệnh cần lưu ý, bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải những tổn thương hoặc biến chứng bất thường.

1. Miệng tiết nhiều nước bọt là bệnh gì?

Các số liệu nghiên cứu cho thấy thì mỗi ngày, cơ thể con người chúng ta sẽ có khoảng từ 800 – 1.500ml nước bọt được tiết ra từ trong khoang miệng. Thành phần chính trong nước bọt chính là chất nhầy, muối khoáng, men tiêu hóa, protein, chất sát khuẩn, ure, bạch cầu…Nước bọt có vai trò rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn bằng cách thấm ước thức ăn khi chúng ta nạp vào khiến cho dễ nuốt, làm ẩm ướt miệng, phân hủy các chất bột nhờ men amylase, sát khuẩn miệng nhờ các lysozyme và các kháng thể khác…

Nước bọt là chất dịch nhầy ở trong khoang miệng, có nhiệm vụ hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa trong cơ thể được diễn ra tốt, hoạt động ổn định. Miệng tiết nhiều nước bọt quá nhiều thì có thể là những dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý trong cơ thể sau:

1.1. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ( GERD )

Người mắc phải bệnh trào ngược dạ dày thực quản niêm mạc thực quản sẽ bị kích thích và tổn thương do dịch acid dạ dày trào ngược dẫn đến hậu quả sẽ khiến người bệnh miệng tiết nhiều nước bọt, ợ hơi, ợ chua hơn bình thường. Nước bọt khi tiết ra lúc này sẽ kèm theo vị chua hoặc vị đắng. Người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chắc chắn về tình trạng sức khỏe và có sự thay đổi trong thói quen lối sống phù hợp hơn.

Miệng tiết nhiều nước bọt

1.2. Bệnh viêm tụy

Bệnh viêm tụy có thể khiến các chức năng tuyến tụy bị ảnh hưởng, tổn thương, rối loạn và làm cho miệng tiết nhiều nước bọt hơn. Do đó, hãy nghĩ ngay đến bệnh viêm tuyến tụy nếu tình trạng miệng tiết nhiều nước bọt trong thời gian dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm.

Xem thêm: Nuốt đau là dấu hiệu bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

1.3. Bệnh gan

Theo nghiên cứu của y học, lượng nước bọt được tiết ra trong khoang miệng sẽ phụ thuộc do hệ thần kinh điều tiết. Vì thế, khi người bệnh mắc phải bệnh gan thì hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến rối loạn hoặc tổn thương trong hệ thần kinh, ví dụ như rối loạn thần kinh thực vậtTừ đó khiến miệng tiết nước bọt nhiều hơn bình thường trong khoang miệng của người bệnh.

1.4. Các bệnh về răng miệng

Một số bệnh lý về răng miệng như nhiệt miệng, nóng trong miệng, viêm amidan…khi mắc phải cũng có thể khiến miệng tiết nhiều nước bọt hơn bình thường trong khoang miệng người bệnh. Lúc này, người bệnh nên đi khám nha khoa để tõ tình hình sức khỏe của bản thân để có hướng điều trị đúng cách, sớm khắc phục được tình trạng tiết nhiều nước bọt trong miệng.

2. Nguyên nhân khiến miệng tiết nhiều nước bọt do đâu?

Về mặt cấu trúc, tuyến nước bọt lớn nhất là tuyến nước bọt mang tai nằm ở góc xương hàm 2 bên, trong trường hợp người bệnh miệng tiết nhiều nước bọt bất thường trong thời gian dài có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Sử dụng nhiều thực phẩm nóng hoặc ngọt: Nhiều nghiên cứu hoặc trong thực tế cũng đã cho thấy, người bệnh khi sử dụng những thực phẩm cay nóng hoặc quá ngọt có thể khiến cơ thể bị kích thích dẫn đến miệng sẽ tiết nhiều nước bọt hơn để trung hòa.
  • Ống dẫn truyền tuyến nước bọt mang tai bị tắc: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra miệng tiết nhiều nước bọt thường gặp, ống dẫn truyền tuyến nước bọt có vai trò quan trọng trong việc đưa nước bọt từ tuyến mang tai xuống miệng, nhưng đôi khi sự hình thành của một số vấn đề như sỏi có thể khiến ống dẫn bị tắc và nước bọt không thể lưu thông và gia tăng tình trạng miệng tiết nhiều nước bọt hơn.
  • Tuyến nước bọt bị viêm: Nguyên nhân khiến miệng tiết nhiều nước bọt cũng có thể xuất phát từ tình trạng tuyến nước bọt bị viêm. Nếu một trong 3 tuyến nước bọt chính là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi bị viêm thì có thể dẫn tới tình trạng viêm tuyến nước bọt.
  • Do mọc răng hoặc vệ sinh răng miệng không tốt: Ở trẻ em, khi miệng tiết nhiều nước bọt thì cũng có thể do nguyên nhân mọc răng gây ra. Cha mẹ bé không cần quá lo lắng về vấn đề này mà hãy kiểm tra tình trạng răng miệng của bé để biết rõ tình trạng hiện tại và có hướng xử lý phù hợp.
  • Do bệnh dại: Nếu nguyên nhân mà khiến miệng tiết nhiều nước bọt là do bệnh dại gây ra thì cần phải đưa ngừa bệnh tới cơ sở y tến gần nhần để xử lý kịp thời tránh những biến chứng không mong muốn.

Xem thêm: Nóng rát cổ họng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

3. Làm gì khi miệng tiết nhiều nước bọt

Người bệnh có thể áp dụng một số cách sau để giảm tình trạng miệng tiết nhiều nước bọt tại nhà như:

Miệng tiết nhiều nước bọt

  • Thay đổi chế độ ăn uống của bản thân, hạn chế và giảm tránh những thực phẩm cay nóng, quá nhiều đường, quá mặt….từ bỏ thói quen nhai kẹo cao su.
  • Việc thường xuyên uống nước hoặc uống từng ngụm nhỏ cũng là một mẹo giúp điều trị miệng tiết nhiều nước bọt hiệu quả.
  • Tạo thói quen sống lành mạnh, không nên thức quá khuya và để tinh thần luôn trong tình trạng căng thẳng, stress, áp lực. Cần dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi ngủ
  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm ra các bệnh lý và có hướng xử lý kịp thời cũng như phòng ngừa được miệng tiết nhiều nước bọt hiệu quả.

Nếu như tình trạng miệng tiết nhiều nước bọt diễn ra thường xuyên trong thời gian dài không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp cụ thể với từng trường hợp. Tuyệt đối bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa được chỉ định vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn và còn làm tăng tình trạng bệnh nặng thêm. Bên cạnh đó, một số loại thuốc còn có thể khiến miệng giảm tiết nước bọt, ngưng tiết nước bọt tạm thời, nhưng những loại thuốc này chỉ được sử dụng trong trường hợp như phẫu thuật vùng răng miệng và chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn.

Xem thêm: Khó nuốt, nuốt nghẹn là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng

NHÀ THUỐC NAM GIA TRUYỀN LỢI PHÚC ĐƯỜNG

ĐỊA CHỈ: Xóm 9, Nga Liên, Nga Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam.

HOTLINE: 0977.890.845 – 0966.992.089

WEBSITE: thankinhthucvat.vn

EMAIL: chualanhbenh@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *