Nuốt đau là dấu hiệu bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Nuốt đau là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Nuốt đau là một dấu hiệu, triệu chứng cơn đau khi nuốt thức ăn hoặc uống nước. Cơn đau có thể xuất phát từ khoang miệng, cổ họng hoặc ống thực quản. Nếu tình trạng đau khi nuốt kéo dài có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.

I. Nuốt đau là gì?

Nuốt đau ( odynophagia ) là một thuật ngữ trong y học được dùng để thể hiện tình trạng đau khi nuốt. Người bệnh có thể cảm nhận được tình trạng các cơn đau ở khoang miệng, trong cổ họng hoặc ống thực quản và thường xuất hiện khi nuốt thực ăn hoặc uống nước.

Biểu hiện nuốt đau này có thể liên quan đến nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác nhau trong cơ thể. Do đó, không thể chỉ ra được nguyên nhân cụ thể hay phương pháp điều trị đặc hiệu nào được chỉ định riêng cho biểu hiện đau khi nuốt này.

II. Phân biệt nuốt đau và khó nuốt

Nhiều người bệnh thường nhầm lẫn giữa tình trạng nuốt đau với khó nuốt. So với chứng nuốt đau, chứng khó nuốt thường xảy ra thường xuyên và phổ biến hơn ở những người lớn tuổi.

Cũng giống như nuốt đau, tình trạng khó nuốt cũng liên quan đến nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau. Vì thế, phương pháp điều trị tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh đang mắc phải và các biểu hiện đi kèm mà sẽ có những cách điều trị khác nhau. Tình trạng khó nuốt có thể nghiêm trọng đến mức người bệnh không thể nuốt bất cứ thứ gì kể cả nước bọt.

Trong một số trường hợp, tình trạng đau khi nuốt và khó nuốt có thể xuất hiện đồng thời cùng nhau. Tuy nhiên, người bệnh có thể chỉ gặp khó khăn khi nuốt mà không cảm bất kỳ cảm giác đau nào. Đối với trường hợp này, khả năng cao bạn chỉ mắc chứng khó nuốt mà thôi. Và ngược lại với đó, nuốt đau chỉ gây ra cảm giác đau đớn khi nuốt thức ăn hoặc uống nước mà không gây khó khăn khi nuốt.

Xem thêm: Đau tức ngực khó thở có phải bệnh dạ dày không?

III. Nguyên nhân gây nuốt đau

Đau khi nuốt đôi khi có thể chỉ là một số vấn đề nhỏ liên quan đến sức khỏe của người bệnh chẳng hạn như do cảm lạnh, cảm cúm, thời tiết thay đổi thông thường. Trong trường hợp này, tình trạng nuốt đau sẽ tự khỏi dần theo thời gian sau khi người bệnh nghỉ ngơi đây đủ.

Đối với trường hợp nuốt đau mãn tính có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, các vấn đề về sức khỏe, bệnh lý nghiêm trọng gây ra chứng đau khi nuốt bao gồm:

Trào ngược dạ dày thực quản gây nuốt đau

Nhiễm trùng

Viêm họng, viêm miệng, viêm amidan, viêm nắp thanh quản và viêm thanh quản là những bệnh lý truyền nhiễm cấp tính hoặc mãn tính có thể dẫn đến tình trạng nuốt đau cho người bệnh.  Trong trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng nặng hoặc một số trường hợp khác có thể xuất hiện triệu chứng khó nuốt kèm theo. Nhiều bệnh nhân khi bị nhiễm trùng mãn tính khoang miệng, vùng họng hoặc ống thực quản thì triệu chứng chính và điển hình là nuốt đau. Tình trạng nhiễm trùng này có thể gây ra các vết loét, viêm sưng tấy, áp xe, các tổn thương thực thể hoặc viêm lan tỏa. Những nguyên nhân bao gồm:

Nhiễm nấm candida vùng miệng: Đây là một loại nấm nhiễm trùng có thể phát triển và sinh sối nảy nở thuận lợi trong khoang miệng. Loại nấm thường dễ lây lan và gây ra các triệu chứng liên quan đến thực quản trong đó có chứng nuốt đau.

Nhiễm HIV: Những người nhiễm HIV thường gặp các vấn đề về sức khỏe liên quan đến thực quản. Trong đó, một số loại thuốc đặc trị kháng virus được sử dụng điều trị HIV có thể khiến người bệnh trào ngược acid dạ dày. Từ đó, trào ngược dịch acid dạ dày sẽ dẫn đến các triệu chứng khác trong đó có chứng nuốt đau và khó nuốt.

Viêm họng cấp tính hoặc mãn tính: Cả 2 tình trạng này đều có triệu chứng điển hình là đau họng kèm theo nóng rát, khô họng và cảm giác vướng nghẹn ở cổ họng. Tình trạng này xảy ra khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi nuốt, nuốt đau khi ăn uống, kể cả nuốt chất lỏng.

Dị vật: Các thực phẩm có góc cạnh nhiều, sắc nhọn khi chúng ta ăn phải sẽ khiến tổn thương lớp niêm mạc ở họng, amidan, thực quản và các vùng xung quanh khu vực này có thể dẫn đến chứng nuốt đau cho người bệnh, điển hình là mắc xương cá.

Virus Cytomegalovirus (CMV) : Đây là một loại nhiễm trùng virus gây hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân, với các triệu chứng điển hình như đau cơ, viêm họng xuất tiết, lách to, tăng men gan và viêm hạch ở cổ…

Virus Epstein-Barr (EBV): Loại virus này khiến vùng họng, miệng bị nhiễm trùng cấp, về lâu dài phát triển thành ung thư vòm họng.

Ung thư

Tình trạng nuốt đau kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo cho người bệnh biết bệnh ung thư thực quản. Nguyên nhân dẫn đến các cơn đau là do các khối u trong thực quản hình thành và phát triển bên trong thực quản của người bệnh. Ung thư thực quản thường xuất phát từ các nguyên nhân như nghiện thuốc lá, rượu, bia, chứng ợ nóng kéo dài hoặc có thể do di truyền.

Viêm, loét không do nhiễm trùng

Một số nguyên nhân không phải do nhiễm trùng nhưng gây các tổn thương viêm, loét ở vùng hầu họng, thực quản của người bệnh. Bao gồm:

  • Bị bỏng do ăn phải thức ăn hoặc uống nước quá nóng, bỏng acid, bazơ…
  • Sử dụng một số loại thuốc tây gây viêm thực quản, trào ngược dạ dày thực quản
  • Hít phải khí độc
  • Xạ trị ung thư
  • Một số bệnh lý tự miễn: xơ cứng bì
  • Sau các cuộc thủ thuật chẩn đoán nọi soi phế quả, nội soi thực quản – dạ dày

Xem thêm: Đầy bụng, ợ hơi, ợ chua là bệnh gì?

Các bệnh lý thực quản

Các bệnh lý hay tác động đến thực quản có thể gây ra chứng nuốt đau cho người bệnh. Đau tức ngực thường là một biểu hiện cho thấy thực quản bị tổn thương. Người bệnh thường mô tả xuất hiện các dấu hiệu đau tức vùng ngực, khó thở đặc biệt sau khi nuốt, một số nguyên nhân bao gồm:

– Co thắt tâm vị là một hội chứng rối loạn vận động thực quản nguyên phát không rõ nguyên nhân cụ thể. Chứng bệnh này điển hình với cơ thắt thực quản dưới giãn cơ không đầy đủ và mất nhu động thực quản.

– Co thắt thực quản lan tỏa: Với nhiều cơ co thắt tự phát, co thắt không đồng đều và do nuốt gây ra. Bệnh lý về thực quản này thường hiếm gặp và có thể gây ra chứng khó nuốt, nôn ói, đau tức lồng ngực nhưng không phải do tim gây ra.

– Vòng thực quản hoặc vách ngăn thực quản: Những dị tật bất thường về cấu trúc thực quản cũng là nguyên nhân khiến người bệnh nuốt đau và khó nuốt

– Bệnh trào ngược dạ dày thực quản ( GERD ) : Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này là do cơ thắt thực quản dưới hoạt động sai chức năng, suy yếu, đóng mở không đúng cách nên tạo điều kiện thuận lợi cho dịch acid dạ dày rò rỉ và trào ngược trở lại thực quản. GERD có thể gây ra chứng nuốt đau, khó nuốt và nhiều triệu chứng khác, điển hình như ợ nóng và đau tức ngực.

– Các tình trạng viêm, loét, chảy máu hoặc thủng thực quản gây đau khi nuốt cho người bệnh

– Túi thừa zenker

Điều trị chứng nuốt đau

IV. Điều trị nuốt đau

Việc điều trị chứng nuốt đau sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có những phương pháp khác nhau

Điều trị bằng thuốc

Tùy vào tình trạng các bệnh lý tiền ẩn trên cơ thể người bệnh, chứng nuốt đau có thể điều trị bằng thuốc Tây. Các loại thuốc theo toa được dùng để đặc trị chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể ngăn ngừa acid dạ dày trào ngược trở lại thực quản, hầu họng và miệng. Từ đó, chúng có thể giúp cải thiện tình trạng nuốt đau và chứng khó nuốt cho người bệnh.

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị các nguyên nhân khác như HIV và nhiễm trùng. Nếu tình trạng đau khi nuốt khởi phát do nguyên nhân từ nấm Candida thì người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc chống nấm.

Phẫu thuật

Đối với trường hợp người bệnh xuất hiện các khối u trong thực quản hoặc ung thư các tế bào biểu mô, người bệnh sẽ được đề nghĩ phẫu thuật để loại bỏ các khối u này. Bên cạnh đó, điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc mà không có tác dụng, hiệu quả cũng được chỉ định làm phẫu thuật để giảm chứng nuốt đau cho người bệnh

Xem thêm: Lúc nóng lúc lạnh là bệnh gì?

V. Kết luận

Nhìn chung, chứng nuốt đau có thể chỉ là biểu hiện của một bệnh lý dạng nhẹ, có thể tự khỏi và biến mất sau một thời gian như viêm niêm mạc miệng, cảm lạnh, thời tiết thay đổi, viêm họng…Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh lý nặng như ung thư, vỡ thực quản, thủng thực quản…hoặc có thể kéo dài mãn tính như do các nguyên nhân gây tổn thương, viêm sưng tấy, gây hẹp và biến dạng thực quản. Lúc này, cách điều trị sẽ tùy thuộc vào tiên lượng và nguyên nhân gây bệnh mà sẽ khác nhau đối với mỗi bệnh nhân.

CHỮA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN NGAY HÔM NAY!!!

NHÀ THUỐC NAM GIA TRUYỀN LỢI PHÚC ĐƯỜNG

ĐỊA CHỈ: Xóm 9, Nga Liên, Nga Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam.

HOTLINE: 0844.619.666 – 0966.992.089

WEBSITE: thankinhthucvat.vn

EMAIL: chualanhbenh@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *