Rối loạn thần kinh thực vật là một chứng bệnh đã có từ những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, thời điểm đó chứng bệnh này chủ yếu xuất hiện ở phụ nữ có thần kinh yếu, cùng với đó các bệnh lý rối loạn thần kinh liên quan đến triệu chứng như stress, căng thẳng, mệt mỏi, chóng mặt, tay chân run rẩy tê bì,…Nhưng hiện nay, chứng bệnh này có dấu hiệu gia tăng ở người trưởng thành và trẻ nhỏ, gây khó khăn trong việc chuẩn đoán bệnh cũng như điều trị, vì các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh khác. Vậy rối loạn thần kinh thực vật là bệnh gì? Triệu chứng ra sao? Có nguy hiểm không? và có tự khỏi được không? Nhà thuốc và bạn đọc sẽ cùng tìm hiểu vấn đề đó trong bài viết này nhé.
Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Các cơ quan trong cơ thể con người có cơ chế hoạt động tự động như nhịp tim, tiêu hóa, nội tiết, tuyến mồ hôi, huyết áo, dạ dày, tuyến mật, sinh lý,… đều được chi phối bởi hệ thần kinh thực vật. Hệ thần kinh thực vật có nhiệm vụ điều hòa các chức năng này được hoạt động tốt và ổn định, khi bị rối loạn thần kinh thực vật các chức năng này cũng sẽ bị ảnh hưởng theo, và hoạt động sai lệnh chức năng của chúng. Từ đó sinh ra các triệu chứng khác nhau như: mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, nhịp tim đập nhanh, hồi hộp, lo âu hoặc hoảng loạn.
Ngoài ra, khi mắc các triệu chứng trên không chỉ là dấu hiệu chứng bệnh rối loạn thần kinh thực vật, mà còn là dấu hiệu của những bệnh lý khác có nguy cơ mắc phải. Tuy chứng bệnh rối loạn thần kinh thực vật không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, chỉ là một chứng bệnh lành tính, nhưng nếu để lâu và không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh và nguy cơ cao mắc thêm các bệnh lý khác liên quan đến những triệu chứng trên.
Biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật
Có rất nhiều biểu hiện về chứng bệnh này, tùy mức độ và loại rối loạn người bệnh mắc mà có những triệu chứng khác nhau, vì thế khi chuẩn đoán về chứng bệnh này dễ nhầm lẫn đến các bệnh lý khác nên việc điều trị không đúng bệnh cũng khiến cho bệnh tình chỉ thuyên giảm mà không khỏi dứt điểm.
Biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật như:
- Nhịp tim đập nhanh, đánh trống ngực liên tục, tức ngực, khó thở, hụt hơi, thậm chí có khi phải rướn người lên để lấy hơi mới cảm thấy thở thoải mái
- Mất ngủ, chóng mặt, đau đầu
- Chán ăn, buồn nôn, miệng hơi đắng, khô miệng, cơ thể suy nhược
- Huyết áp tăng giảm thất thường, mặt mũi xây xẩm, choáng váng và có thể là ngất xỉu
- Cơ thể suy nhược, táo bón, tiêu chảy, khó tiểu tiện
- Chân tay đổ mồ hôi nhiều
- Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, tiếng ồn
- Tóc rụng, da bong tróc hoặc nổi mẩn đỏ
- Lo lắng, mệt mỏi dù không làm việc, stress, căng thẳng và thậm chí hoảng loạn
- Giảm ham muốn sinh dục
Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia y khoa nghiên cứu về thần kinh con người cho biết thì chứng bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng gây ra những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, khiến cho người mắc chứng bệnh này gặp những khó khăn hạn chế về công việc cũng như các sinh hoạt trong đời sống.
Tùy vào mức độ mắc chứng bệnh này mà có những triệu chứng hệ lụy khác nhau tùy theo mức độ nhẹ đến nặng của bệnh. Lời khuyên của bác sĩ là dù chứng bệnh này không nguy hiểm nhưng người bệnh cũng nên đi thăm khám khi gặp các triệu chứng như trên để chuẩn đoán bệnh và mức độ mắc phải còn có phương pháp cũng như liệu trình điều trị kịp thời.
Rối loạn thần kinh thực vật có tự khỏi được không?
Hiện nay, các trang báo, website, facebook hoặc youtube có đưa ra rất nhiều giải pháp để điều trị chứng bệnh này. Một trong số đó có nhắc đến dùng phương pháp thủ công bằng các thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt hằng ngày và bổ sung các dưỡng chất để hồi phục tổn thương của hệ thần kinh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ cải thiện một phần chất lượng cuộc sống của người bệnh, giảm bớt được một số triệu chứng liên quan. Đối với những người mắc các triệu chứng trên nhưng ở mức độ nhẹ thì có khả năng tự khỏi được, nhưng cũng có khả năng tái phát lại.
Để chuẩn đoán và điều trị chứng bệnh này cũng gặp rất nhiều khó khăn, vì các xét nghiệp, chụp chiếu, siêu âm không nhìn ra được chính xác rối loạn thần kinh thực vật. Chủ yếu dựa vào nguyên nhân và triệu chứng để chuẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị.
Việc điều trị chứng bệnh này hiện nay chủ yếu là điều trị nguyên nhân và triệu chứng, sử dụng một số loại thuốc như: thuốc an thần, thuốc điều hòa nhịp tim, thuốc chống mất ngủ chống trầm cảm, thuốc điều chỉnh rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết và kết hợp bổ sung với các phương pháp điều trị của đông y như: tắm nóng, tắm lạnh, message, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu,… để giảm thời gian điều trị và sớm hồi phục chức năng hệ thần kinh. Quá trình điều trị mất rất nhiều thời gian, nên cần sự kiên trì và hợp tác giữa bác sĩ và người bệnh để khắc phục chứng bệnh này.
Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều thuốc tây cũng gây ra những bệnh lý khác do tác dụng phụ của thuốc gây ra. Chính vì thế mà hiện nay mọi người chọn phương pháp điều trị bằng thuốc nam, ưu điểm của thuốc nam là an toàn, hiệu quả và có thể điều trị dứt điểm mà không gây ra các tác dụng phụ khác. Bên cạnh đó, thuốc nam còn có lợi ích như bổ sung các dinh dưỡng cho cơ thể, giúp cơ thể người bệnh giảm mệt mỏi, căng thẳng, stress, điều hòa thần kinh giúp người bệnh dễ ngủ, giảm ra mồ hôi mất kiểm soát, điều hòa huyết áp ổn định, giảm suy nhược cơ thể, kích thích não bộ phát triển, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn,…
Mặc dù là chứng bệnh lành tính, nhưng khi mắc các triệu chứng trên người bệnh cũng nên đi thăm khám sớm để có phương pháp điều trị triệt để kịp thời, tránh để bệnh tình ngày càng phát triển nặng, gây khó khăn trong việc điều trị và có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan khác.
Qua chia sẻ của Nhà thuốc trên đây, nếu quý bạn đọc có thắc mắc hay câu hỏi cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ tới nhà thuốc để được tư vấn cụ thể và tận tình nhất.