Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng giữa hai hệ thần kinh đó là hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh đối giao cảm. Từ đó, gây rối loạn các hệ cơ quan, bộ phận trong cơ thể thuộc sự chi phối của hệ thần kinh thực vật. Chứng bệnh lý này ngày càng xuất hiện ở những phụ nữ mang thai, khi mang thai và sau sinh dẫn đến các hậu quả nguy hiểm đến người bệnh và cả thai nhi. Vậy, nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng tránh và điều trị rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai như thế nào? Nhà thuốc sẽ chia sẻ với quý bạn đọc trong bài viết này, chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu nhé.
I. Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Để điều trị và phòng tránh một bệnh lý nào đó, chúng ta cần hiểu rõ về bệnh đó là gì, dấu hiệu ra sao, nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào.
Hệ thần kinh thực vật trong cơ thể chúng ta có nhiệm vụ chi phối điều hòa các chức năng tự động của các cơ quan trong cơ thể như: nhịp tim, tuyến mồ hôi, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ nội tiết, hệ sinh dục và một số hệ thần kinh. Khi một trong hai hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm mất sự cân bằng với nhau, sẽ nảy sinh ra các triệu chứng như: đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, khó thở, lo lắng, hoảng sợ,…từ đó sinh ra các chứng bệnh mà chúng ta thường gọi là rối loạn thần kinh thực vật. Nếu không điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh và có thể xuất hiện thêm nhiều bệnh lý liên quan.
II. Nguyên nhân rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai
Rối loạn thần kinh thực vật thông thường không tự phát mà do các yếu tố khác thúc đẩy, có thể là do một số biến chứng của một số bệnh lý như: bệnh tự miễn, các sự tấn công hệ thống miễn dịch và các tổn thương trong cơ thể của một số loại bệnh ung thư hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc gây ra.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai, có thể kể đến như:
- Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng bệnh này không chỉ ở phụ nữ mang thai mà cả ở nam giới và trẻ nhỏ.
- Do yếu tố di truyền, tiền sử trong gia đình có người từng mắc chứng bệnh này nên thế hệ sau có khả năng bị di truyền lại từ người trước.
- Do tổn thương các dây thần kinh do bệnh ung thư gây ra
- Do sự tấn công của virus, nhiễm trùng tới hệ thống miễn dịch của cơ thể
- Do tổn thương các dây thần kinh khi phẫu thuật hoặc xạ trị ở vùng cổ
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc tim mạch, thống chống trầm cảm, thuốc chống stress, thuốc chống mất ngủ,…
- Do rối loạn tâm lý vì gặp các sự cố hay những cú sốc về tinh thần, sang chấn tâm lý
- Do mệt mỏi, căng thẳng, stress, áp lược công việc, cuộc sống, gia đình.
III. Triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai
Rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai và sau sinh cũng có những triệu chứng tương tự với những người bình thường khác.Tùy vào cơ quan mắc bệnh mà có những biểu hiện khác nhau, mức độ khác nhau, có người cảm thấy cơn đau chỉ là thoáng qua, có người thì phải cấp cứu, nhưng khi xét nghiệm lại không phát hiện ra bệnh gì, không có dấu hiệu tổn thương nào. Tổng hợp lại chúng ta sẽ thường thấy các triệu chứng sau:
- Rối loạn tuần hoàn não, giảm trí nhớ, khó tập trung, khó ngủ, mất ngủ, lo lắng, buồn bực cáu gắt vô cớ
- Chóng mặt, tụt huyết áp, mặt mũi xây xẩm khi đổi tư thế hoặc khi đứng lên đột ngột
- Tim đập nhanh liên hồi, tức ngực, đau thắt ngực, hồi hộp, khó thở, hụt hơi. Luôn cảm giác không thở được, phải rướn người để lấy hơi mới thở thoải mái
- Hệ tiêu hóa rối loạn thất thường, cảm giác ăn nhanh no, khó tiêu, đi đại tiện táo bón, tiêu chảy, đầy bụng
- Ợ hơi, buồn nôn thậm chí là nôn một ít thức ăn, miệng luôn cảm thấy hơi đắng, ăn không ngon
- Hệ tiết niệu rối loạn, khó đi tiểu tiện, tiểu tiện không tự chủ, tiểu tiện không hết, tiểu tiện theo dạng rắc, dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Thân nhiệt nóng lạnh thất thường, mồ hôi ra nhiều
- Đau nhức xương khớp, cột sống
- Rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo ở nữ giới, khó đạt được khoái cảm ở cả nam và nữ, xuất hiện chứng cương dương ở nam giới
- Tóc rụng nhiều, da bong tróc, khô ráp,…
- Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, tiếng ồn
IV. Hậu quả rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai
Rối loạn thần kinh thực vật không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bình thường mà còn những tác hại nguy hiểm cho những mẹ bầu khi mang thai. Cụ thể một số tác hại như: sinh non, lưu thai, thai suy dinh dưỡng do mẹ bị mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa, ăn không đủ chất, thiếu dinh dưỡng, mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim mạch và có nguy cơ cao lây truyền chứng bệnh rối loạn thần kinh thực vật từ mẹ.
V. Cách phòng tránh rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai
Việc mắc chứng rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai là điều không ai muốn cả, nhưng các mẹ bầu thường có khả năng dễ mắc hơn vì theo thống kê, phụ nữ khi mang thai thường thay đổi tính tình, stress, căng thẳng, buồn bực và trầm cảm, nên khả năng mắc chứng bệnh này là rất cao.
-
Chế độ dinh dưỡng:
Các mẹ bầu thường phải có chế độ dinh dưỡng riêng, ăn uống lành mạnh và đủ chất, vì không chỉ duy trì năng lượng cho mẹ bầu, mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng cho thai nhi được khỏe mạnh, phát triều đồng đều. Khi mẹ bầu mang các bệnh lý trong người, gây ra nhiều hệ lụy cho thai nhi, còn có khả năng di truyền cho thai nhi sau này, thậm chí gây sảy thai, lưu thai. Chính vì thế, mẹ bầu cần tuân thủ tốt chế độ dinh dưỡng để có sức đề kháng chống các bệnh lý.
-
Tinh thần:
Hiện tượng các mẹ bầu hay gặp phải đó là stress, căng thẳng, mệt mỏi, hay trầm cảm khi mang thai hoặc sau sinh là việc rất thường thấy. Vì vậy, khi mang thai mẹ bầu cần giữ tinh thần cho mình thoải mái, lạc quan và tích cực, tránh xúc động hay sang chấn tinh thần quá độ, cố gắng chia sẻ với chồng và người thân trong gia đình những lo lắng, suy nghĩ hay khó khăn để giải tỏa tâm lý.
-
Vận động thường xuyên:
Cố gắng đi bộ hằng ngày, dành ra khoảng 1 tiếng để đi bộ, để kích thích não bộ hệ thần kinh phát triển, giảm stress căng thẳng, điều chỉnh lại hệ thống thần kinh thực vật. Ngoài ra, còn có tác dụng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, tăng hệ miễn dịch phòng chống các bệnh lý khác.
VI. Điều trị rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai
Các mẹ bầu khi mắc chứng bện này cần thăm khám và trao đổi với các bác sĩ để có những liệu trình điều trị cụ thể. Việc điều trị hiện nay chủ yếu là điều trị nguyên nhân và triệu chứng, vì việc chẩn đoán bệnh này gặp rất nhiều khó khăn, không có hình ảnh thực tế để xác định chính xác chứng bệnh này. Một số phương pháp để điều trị chứng bệnh này cho phụ nữ mang thai như:
- Xoa bóp, bấm huyệt, xong hơi, message
- Sử dụng một số loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, chống mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, thuốc tim mạch
- Liệu pháp tâm lý: tránh xem những phim ảnh, sách báo có khả năng gây xúc động, sang chấn tâm lý, hoảng loạn quá độ.
- Tham gia các câu lạc bộ thiền, những bài tập giúp làm chủ được tâm lý, giảm căng thẳng
Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể sử dụng các bài thuốc nam để điều trị, khả năng khỏi bệnh và hiệu quả nhanh hơn, an toàn hơn. Bổ sung thêm dưỡng chất cho mẹ bầu, giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress, ăn ngủ ngon hơn, đầy đủ hơn, kích thích não bộ phát triển.
Trên đây là chia sẻ của Nhà thuốc gửi tới quý bạn độc về những thông tin bệnh rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai. Những hệ quả của rối loạn thần kinh thực vật là rất nguy hiểm, chính vì thế cần phát hiện sớm và điệu trị kịp thời, có chế độ ăn uống sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định.