Bệnh rối loạn thần kinh thực vật là tình trạng mất cân bằng giữa hệ thần kinh thực vật giao cảm và phó giao cảm, nếu một trong hai hệ thống này rối loạn sẽ gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến các cơ quan của cơ thể như: Rối loạn nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa, bài tiết…
Rối loạn thần kinh thực vật là bệnh gì?
Tuy bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không điều trị rối loạn thần kinh thực vật sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tính mạng cũng như đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy hệ thần kinh thực vật có vai trò quan trọng như thế nào, tìm hiểu ngay nhé!
Hệ thần kinh thực vật hay còn có tên gọi khác là hệ thần kinh tự chủ được viết tắt là ANS từ tên tiếng Anh là Autonomic nervous system. Hệ thần kinh thực vật có vai trò kiểm soát một số chức năng tự động của cơ thể như: Tiêu hóa, nhịp tim, huyết áp, mồ hôi, bài tiết và các hoạt động khác không theo ý muốn chủ quan của con người. Trong đó, hệ thần kinh thực vật bao gồm:
- Hệ thần kinh giao cảm: Ở vùng lưng – thắt lưng, có nhiệm vụ kích thích các phản ứng khẩn cấp khi cần thiết. Từ đó giúp cho cơ thể con người hoạt động sẵn sàng hơn khi gặp các tình huống căng thẳng.
- Hệ thần kinh phó giao cảm: Ở sọ và đoạn cùng của tủy sống, có nhiệm vụ bảo tồn năng lượng và phục hồi các mô để duy trì các chức năng cơ bản của cơ thể.
Hai hệ thần kinh này tưởng chừng trái ngược nhau nhưng lại có chức năng tương hỗ lẫn nhau giúp cho cơ thể hoạt động ổn định, cân bằng hoạt động. Nếu một trong hai hệ thần kinh này bị ức chế hay giảm hoạt động sẽ làm mất cân bằng dẫn đến rối loạn hệ thần kinh thực vật, hệ giao cảm làm tăng nhịp tim, huyết áp thì hệ thần kinh phó giao cảm lại điều hòa và làm chậm quá trình. Hệ thần kinh phó giao cảm có nhiệm vụ kích thích ở hệ tiêu hóa, tiết niệu trong khi hệ thần kinh giao cảm lại làm chậm những yếu tố này lại.
Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng giữa hệ thần kinh thực vật
Triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Đối với những bệnh nhân mắc rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể như:
- Tim mạch: Làm cho tim đập nhanh, đánh trống ngực, tức ngực khó thở, lo âu, hồi hộp, huyết áp tăng giảm thấy thường, nhịp tim nhanh chậm thất thường, khó khăn trong việc thích ứng với những hoạt động về thể lực và thiểu năng mạch vành, đau thắt ngực.
- Hệ thần kinh: Gây rối loạn giấc ngủ, thiểu năng tuần hoàn não, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, lo âu, bồn chồn, buồn bực không lý do, rối loạn vận mạch dẫn đến đau đầu mỗi khi thời tiết thay đổi.
- Hệ tiết niệu: Gây tiểu không tự chủ, khó tiểu do rối loạn đường tiết niệu có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu, kích thích tiểu tiện, tiểu không hết nước tiểu.
- Hệ sinh dục: Ở nữ giới sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, khô vùng âm đạo và khó đạt cực khoái, còn nam giới gây xuất tinh sớm, khó duy trì được sự cương cứng.
- Hệ bài tiết: Bệnh rối loạn thần kinh thực vật làm cho cơ thể nóng lạnh thất thường, thân nhiệt lạnh, giảm hoặc tăng tiết mồ hôi quá mức cần thiết.
- Xuất hiện một số triệu chứng toàn thân như: Mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đau mỏi vai gáy, cơ thể thiếu sức sống, phản ứng sinh học chậm chạp với ánh sáng.
Các triệu chứng còn tùy thuộc vào từng bệnh nhân, có bệnh nhân một lúc xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau. Ngược lại bệnh nhân gặp phải một triệu chứng. Để điều trị được hết bệnh rối loạn thần kinh thực vật này cần tìm nguyên nhân gây ra bệnh sau đó mới chữa trị dứt điểm hoàn toàn được.
Hy vọng bài viết trên đây của Nhà thuốc Nam gia truyền Lợi Phúc Đường đã giúp bạn hiểu rõ về bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Làm thế nào để điều trị được căn bệnh này? Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ ngay Nhà thuốc Lợi Phúc Đường!
Địa chỉ: Xóm 9, Nga Liên, Nga Sơn, Thanh Hóa
Hotline tư vấn: 0977 890 845 / 0966 992 089
Nguồn: thankinhthucvat.vn