Rối loạn thần kinh thực vật theo tây y

Rối loạn thần kinh thực vật là một bệnh lý rất phổ biến hiện nay, không chỉ xuất hiện ở người trưởng thành mà còn gặp cả ở trẻ nhỏ. Vậy, theo tây y chứng bệnh này là gì, nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này.

I. Rối loạn thần kinh thực vật là gì? 

Hệ thần kinh thực vật gồm 2 hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm. Hai hệ thần kinh này có nhiệm vụ điều tiết kiểm soát các chức năng vô thức của con người như: điều tiết nhịp đập của tim, tiết mồ hôi, hô hấp, tiêu hóa,…

Hai hệ thần kinh này hoạt động hoàn toàn độc lập so với ý thức của con người, ngay cả khi bạn ngủ, hai hệ thần kinh này vẫn hoạt động để nhịp tim đập, phổi được hô hấp để thở, hệ tiêu hóa được co bóp, tiết mồ hôi,…

Tuy nhiên, khi hai hệ thần kinh này mất sự cân bằng, sẽ nảy sinh ra chứng rối loạn thần kinh thực vật với các triệu chứng khác nhau.

II. Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng giữa hai hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm gây ra rối loạn thần kinh thực vật. Điển hình do một số nguyên nhân sau:

  • Do bệnh tiểu đường: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng bệnh rối loạn thần kinh thực vật
  • Do di truyền: Chứng bệnh này có thể di truyền từ mẹ sang con, từ thời cha ông đã từng mắc nên các thế hệ sau có nguy cơ mắc lại.
  • Do nhiễm vi khuẩn, vi rut
  • Do chấn thương sọ não, chấn thương cột sống do các đợt điều trị bằng xạ trị và phẫu thuật
  • Do thoái hóa hệ thần kinh do chất dịch tiết làm trơn hệ thần kinh bị hao mòn và cạn kiệt
  • Do rối loạn tâm lý như: Stress, căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, thủ dâm ở cả nam và nữ

III. Triệu chứng

Theo tây y, việc xác định các triệu chứng để chuẩn đoán bệnh rối loạn thần kinh thực vật gặp nhiều khó khăn. Do các triệu chứng của bệnh này gây ra nếu không xem xét kỹ rõ ràng sẽ rất dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh khác, vì không có máy móc thiết bị nào, hình ảnh nào có thể chuẩn đoán được hệ thần kinh. Việc xác định bệnh chủ yếu dựa vào nguyên nhân và triệu chứng.

Dưới đây là những triệu chứng dấu hiệu thường thấy của bệnh rối loạn thần kinh thực vật:

  • Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai.
  • Mồ hôi ra nhiều ở tay chân, cánh tay và không tự chủ
  • Đau đầu, đau nửa đầu, váng đầu, thậm chí đau nhức óc
  • Chán ăn, ăn không ngon, mau no
  • Mất ngủ, ngủ không ngon, không sâu giấc, hay giật mình giữa giấc, khó ngủ lại khi tỉnh giấc
  • Hồi hộp, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực
  • Tiểu tiện nhiều lần trong ngày, đái dắt, khó tiểu, buốt khi tiểu
  • Lo lắng, lo âu, căng thẳng, mệt mỏi, stress, hốt hoảng sợ hãi
  • Khó thở, hụt hơi, thiếu hơi, phải rướn người lên để lấy hơi mới cảm thấy dễ thở
  • Tụt huyết áp, hay ngất xỉu khi đổi tư thế đột ngột
  • Rối loạn cương dương ở nam, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới
  • Đau nhức thần kinh, xương khớp

IV. Phương pháp điều trị

Hiện nay, việc điều trị chứng bệnh này theo tây y chủ yếu sử dụng các loại thuốc điều trị nguyên nhân gây ra bệnh và điều trị các triệu chứng của bệnh. Việc này khiến cho quá trình điều trị bệnh kéo dài và còn có những tác dụng phụ của thuốc gây ra. Tuy nhiên, chứng bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra những hệ lụy và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Dưới đây là một số loại thuốc để điều trị chứng bệnh của rối loạn thần kinh thực vật:

  • Thuốc chữa mất ngủ
  • Thuốc an thần
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc điều chỉnh động ruột
  • Thuốc tim mạch
  • Thuốc điều tiết tuyến mồ hôi
  • Thuốc điều trị rối loạn cương dương ở nam, thuốc bôi trơn âm đạo ở nữ

Trên đây là những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị rối loạn thần kinh thực vật theo tây y. Ngoài ra, các bác sĩ khuyên nên kết hợp thêm các phương pháp vật lý trị liệu như xông hơi, bấm huyệt, xoa bóp, mát xa,..

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây y mang lại hiệu quả nhanh, nhưng tác dụng phụ của thuốc gây ra cũng gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh về lâu dài. Chính vì thế, các y bác sĩ cũng khuyên người bệnh có thể chọn phương pháp điều trị bằng các bài thuốc nam, vừa an toàn và hiệu quả cũng rất cao, không gây ra những tác dụng phụ ngoài mong muốn như thuốc tây y. Đồng thời người bệnh cũng có thể sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên như trà xanh, hoa hợp hoan bì, rễ cây lang nữ để hỗ trợ việc điều trị bệnh được tốt hơn. Bên cạnh đó kết hợp với lối sống lanh mạnh, ăn uống đủ chất và an toàn, nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục để tăng khả năng hồi phục của hệ thần kinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *