Triệu chứng tê bì chân tay sau tai biến là tình trạng rất phổ biến của rối loạn cảm giác và tổn thương trong não bộ. Hiện tượng này thường đi kèm với những vấn đề về cảm giác khác khiến người bệnh mất nhiều thời gian và công sức để có thể phục hồi các tổn thương. Đối với những trường hợp không điều trị, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng teo cơ tứ chi và mất khả năng vận động.
1. Tai biến là bệnh gì?
Bệnh tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ là bệnh lý về não bộ nguy hiểm, thường xuất hiện ở những người cao tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa dần, xuất hiện ở lớp trẻ nhiều hơn trong thời đại hiện nay. Bệnh lý này xảy ra khi mạch máu mang chức năng nuôi dưỡng não bộ bị vỡ ( xuất huyết não ) hoặc bị tắc ( nhồi máu não ) khiến một hay nhiều phần của não bộ bị tổn thương.
Tai biến mạch máu não khiến các tế bào não chết chỉ sau vài phút thiếu oxy. Lượng tế bào trong não bị chết sẽ gia tăng dần theo mỗi phút ( xấp xỉ khoảng 2 triệu tế bào não chết / 1 phút ). Do đó, người bệnh cần được cấp cứu và điều trị y tế kịp thời ngay lập tức khi gặp phải tình trạng này. Đa số những người sau khi xử lý tai biến sẽ có biểu hiện tê mỏi ở một số vùng trên cơ thể, kèm theo đó là chứng khó vận động, đi lại khó khăn và nhiều vấn đề liên quan khác.
2. Tê bì chân tay sau tai biến là bệnh gì?
Tê bì chân tay sau tai biến là triệu chứng phổ biến của chứng rối loạn cảm giác và tổn thương trong não bộ. Hiện tượng này gây mất cảm giác ở tay, ở chân và một số vùng bị ảnh hưởng khác. Bên cạnh đó, tê sau tai biến thường đi kèm cùng với những vấn đề về cảm giác khác. Điển hình như các đầu ngón tay, ngón chân tê như bị điện giật, châm chích, đau nhức, ngứa ran, quá mẫn và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
Hầu hết người bệnh bị tê bì chân tay sau tai biến cần áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau và tốn nhiều thời gian để có thể phục hồi các tổn thương. Trong đó chủ yếu là các phương pháp phục hồi chức năng và giảm các triệu chứng của bệnh.
Trong một số trường hợp, chứng chân tay tê bì sau tai biến có thể tự thuyên giảm thông qua quá trình tự phục hồi của cơ thể. Mặc dù vật, người bệnh vẫn nên cần sự can thiệp y tế để có thể đạt được hiệu quả tối đa cho sự phục hồi.

3. Dấu hiệu tê bì chân tay sau tai biến
Thông thường khi bị tê bì chân tay sau tai biến người bệnh sẽ thấy có những dấu hiệu sau đây:
- Đầu ngón tay, ngón chân tê bì
- Ngứa râm ran, đặc biệt ở các đầu ngón
- Tê và châm chích ở các kẽ ngón tay, ngón chân
- Cẳng chân và cẳng tay tê buốt
- Xuất hiện rối loạn cảm giác. Đối với những trường hợp nặng có thể mất cảm giác phân biệt được nóng – lạnh, đau – không đau ở tay và chân
- Hạn chế khả năng nắm giữ đồ vật và khả năng giữ thăng bằng của cơ thể
- Khó khăn trong việc đi lại và vận động
- Thường xuyên bị chuột rút. Xảy ra nhiều ở bắp tay và bắp chân gây đau cho người bệnh
- Quá mẫn
4. Tình trạng tê bì chân tay kéo dài bao lâu sau tai biến
Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh và cơ địa của mỗi người mà thời gian và tỉ lệ phục hồi tê bì chân tay sau tai biến ở mỗi người sẽ khác nhau. Nguyên nhân là do tai biến mạch máu não gây tổn thương ở những phần của não khác nhau với mức độ cũng khác nhau. Bên cạnh đó, thời gian cấp cứu và xử lý khi bị tai biến ở mỗi người cũng ảnh hưởng không nhỏ tới mức độ nghiêm trọng và thời gian điều trị chân tay tê bì sau tai biến.
Nhiều bệnh nhân bị đột quỵ có khả năng tự phục hồi tự phát sau khi cảm giác tự quay trở lại. Trong trường hợp này thường sẽ xuất hiện trong vài tháng đầu, khoảng 2 đến 4 tháng sau khi phục hồi.
Tuy nhiên, nếu cảm giác không tự phục hồi hồi quay trở lại được, người bệnh cần áp dụng các phương pháp phục hồi chức năng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ. Đối với những trường hợp này, thời gian phục hồi tê bì chân tay sau tai biến còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Bao gồm cả cường độ phục hồi chức năng và vị trí của đột quỵ.

5. Tê bì chân tay sau tai biến có nguy hiểm không?
Nhờ vào cơ chế tự phục hồi của cơ thể mà một số bệnh nhân cảm giác tê bì chân tay sau tai biến có thể tự thuyên giảm và mất đi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, bệnh nhân cần sớm áp dụng các phương pháp phục hồi chứng năng để cải thiện tình trạng trên. Đối với những trường hợp chủ quan không điều trị, người bệnh có thể gặp một số vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe và khả năng vận động như:
- Mất khả năng vận động hoàn toàn
- Rối loạn hoặc mất cảm giác vĩnh viễn không thể phục hồi
- Teo cơ
- Bại liệt toàn thân hoặc liệt nửa người
6. Điều trị tê bì chân tay sau tai biến
Một trong những điều quan trọng và cần thiết trong quá trình cải thiện tê bì chân tay sau tai biến là người bệnh cần được can thiệp sớm và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời chăm sóc đúng cách dưới sự hỗ trợ của người thân. Vì thế, khi xuất hiện tình trạng tê người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín, trao đổi thông tin với bác sĩ để được thăm khám kỹ lưỡng, chẩn đoán và thực hiện các kỹ thuật lâm sàng lọc cận lâm sàng. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của mỗi người bệnh.
Phương pháp điều trị tê bì chân tay sau đột quỵ bao gồm:
1. Luyện tập cải thiện cảm giác
Không giống như các loại tê khác, tình trạng tê bì chân tay sau tai biến thường nghiêm trọng, nguy hiểm, kéo dài và khó phục hồi hơn do bắt nguồn từ các tổn thương trong não bộ. Vì thế, luyện tập cải thiện cảm giác là phương pháp điều trị tê bì sau tai biến phổ biến nhất.
Luyện tập nâng cao cảm giác dựa trên quá trình sự co giãn thần kinh sau cơn đột quỵ. Đây là quá trình não bộ tự phục hồi để cải thiện tình trạng sau các tổn thương. Đồng thời tại tạo tổ chức lại các hoạt động trong cơ thể và học lại các chức năng mới.
Khi sử dụng phương pháp này người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện qua những bài tập liên quan đến xúc giác để huấn luyện não bộ học cách điều chỉnh và giải thích các giác quan. Ngoài ra, người bệnh còn được hướng dẫn thực hiện những bài tập nhẹ nhàng có tác dụng kích thích các cơ bắp và tăng cường mạch máu lưu thông lượng máu đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Từ đó giúp giảm cả giác tê bì và giảm đau hiệu quả.
Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh, người bệnh có thể thực hiện những bài tập đơn thuần hoặc áp dụng những thiết bị hỗ trợ khi cần thiết.Để rút ngắn thời gian và tăng khả năng phụ hồi của bệnh, người bệnh cần thường xuyên luyện tập đều đặn mỗi ngày.

2. Liệu pháp gương
Cũng giống với phương pháp luyện tập cải thiện cảm giác, liệu pháp gương là phương pháp điều trị phổ biến nhất trong quá trình phục hồi khả năng vận động của chân, của tay sau tai biến mạch máu não. Đặc biệt, khi người bệnh không thể cử động được các ngón tay hoặc không thể cầm nắm đồ vật.
Bên cạnh đó, liệu pháp gương này cũng được sử dụng phổ biến cho những bệnh nhân mắc chứng liệt tay sau tai biến do khả năng phục hồi chức năng hiệu quả của nó, ngay cả khi bàn tay và cánh tay bị liệt hoàn toàn.
Liệu pháp gương có tác dụng giảm tình trạng tê liệt và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của tay chân. Hơn thế nữa, phương pháp này còn được chứng minh là có khả năng kích thích xúc giác và cải thiện cảm giác cho người bệnh sau tai biến.
Để thực hiện phương pháp này, người bệnh chuẩn bị một chiếc gương sẽ được đặt trên bàn – nơi có bàn tay bị ảnh hưởng. Sau đó thực hiện những bài tập trị liệu trên bài tay không bị ảnh hưởng, trong thời gian đó người bệnh quan sát hình ảnh phản chiếu của bàn tay đó. Điều này giúp các tế bài thần kinh phản chiếu trong não được kích thích. Đồng thời nâng cao sự dẻo dai của hệ thần kinh trong não bộ.
3. Sử dụng thuốc Nam
Sử dụng thuốc Nam cũng là một trong những phương pháp điều trị chứng tê bì chân tay sau tai biến phổ biến và được áp dụng nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các tổn thương trong não bộ gây ra. Do đó, các dược tính có sẵn trong các cây thuốc Nam có khả năng kích thích và hỗ trợ não bộ có khả năng tự phục hồi, bồi bổ và tăng cường hệ thần kinh hoạt động, lấy lại cảm giác và phục hồi chức năng.
Các cây thuốc nam có sẵn trong thiên nhiên, chứa nhiều hoạt chất tốt, lành tính, điều trị bệnh hiệu quả, không gây tác dụng phụ cho người bệnh khi sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó, kích thích tăng cường lượng máu lưu thông đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể, giúp giảm đau nhức, tê bì chân tay.
Một trong những sản phẩm được nhiều người bệnh tin tưởng và lựa chọn sử dụng khi đi điều trị chứng bệnh này bằng thuốc nam chính là Linh Tiên Dược. Đây là một loại thuốc được bào chế và chiết xuất 100% từ các cây thuốc quý trong thiên nhiên, kếp hợp từ nhiều bài thuốc nam trong dân gian kết tinh thành một bài thuốc nhằm hỗ trợ người bệnh sử dụng hiệu quả và thuận tiện hơn. Thuốc có công dụng bồi bổ, kích thích, hỗ trợ não bộ và thần kinh sản xuất các dưỡng chất nhằm phục hồi tổn thương, lấy lại cảm giác bị mất khi bị đột quỵ, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ lưu thông mạch máu, giảm đau nhức, tê bì, khả năng vận động,…Bên cạnh đó, còn giúp người bệnh giảm căng thẳng, lo âu, suy nhược, điều hòa huyết áp, nhịp tim, thoái hóa xương khớp, hỗ trợ tiêu hóa, đại tràng, dạ dày, các chứng cảm phong hàn lâu năm khó chữa, các bệnh nan y.

4. Chăm sóc tế bào thần kinh não bộ
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị phục hồi chức năng nêu trên, người bệnh cũng cần chăm sóc tế bào thần kinh não bộ để tăng khả năng phục hồi chức năng, nâng cao sức khỏe cho não bộ và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tăng cường việc nuôi dưỡng não bộ thông qua chế độ dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ, đủ chất và các biện pháp cải thiện tâm trạng.
Chế độ dinh dưỡng
Bệnh nhân mắc chứng tê bì chân tay sau tai biến được khuyến khích nên có chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng với những loại thực phẩm dưới đây:
- Nên ăn 25 – 30 gram chất béo mỗi ngày. Trong đó có 2/3 chất béo thực vật từ vừng, bơ lạc…và 1/2 chất béo từ động vật như thịt, cá…
- Bổ sung các loại axit béo trong dầu thực vật như dầu oliu, dầu dừa, dầu đậu lành, dầu cải, dầu vừng….
- Ăn khoảng 0,8 gram đạm/kg trọng lượng/ ngày. Nên bổ sung nhiều đạm thực vật như đậu phụ, đậu tương, đậu đỗ…và đạm động vật như thịt nạc, sữa, cá biển, cá đồng…Lưu ý nên lựa chọn thực phẩm ít cholesterol.
- Tăng cường bổ sung nhiều các loại vitamin và khoáng chất. Đặc biệt nên ăn các loại rau lá có màu xanh, quả chín và sữa đối với người bệnh bị tê bì chân tay sau tai biến
- Thực phẩm chứa nhiều chất kali như đu đủ, chuối, cam, khoai lang, bông cải xanh, bí ngô, đậu Hà Lan…
- Bổ sung ít nhất 300mcg axit folic mỗi ngày bằng các loại rau xanh, gạo, các loại đậu, các loại hoa quả có vị chua, gan động vật, ngũ cốc…
- Nên sử dụng thức ăn ở dạng mềm, dễ tiêu hóa và hấp thụ cho người bệnh. Không nên ăn quá no, chia đều 3 – 4 bữa/ngày.
Ngoài ra người bệnh bị chân tay tê bì sau tai biến cần tránh ăn những thực phẩm lên men, nhiều muối và nhóm thực phẩm, thức uống có tính gây kích thích như ăn cay nóng, cà phê, rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có ga…

Biện pháp cải thiện cảm xúc
Để tránh làm ảnh hưởng tới khả năng phục hồi tê bì chân tay sau tai biến, người bệnh cần kiểm soát tốt tâm trạng của cơ thể, không nên quá căng thẳng, hạn chế lo lắng, lo âu và buồn rầu kéo dài. Một số biện pháp cải thiện cảm xúc hiệu quả người bệnh có thể thực hiện như:
- Thư giãn, nghỉ ngơi
- Nghe nhạc
- Trò chuyện, vui chơi với bạn bè hoặc người thân
- Tắm nóng
- Thiền
- Yoga
- Tập luyện thể thao
- Đọc sách…
Chứng tê bì chân tay sau tai biến là một tình trạng nghiêm trọng, mất nhiều thời gian để phục hồi và điều trị. Trường hợp nặng và không điều trị có thể khiến người bệnh dẫn đến bại liệt và mất cảm giác không thể hồi phục. Vì thế, sau tai biến người bệnh cần được thăm khắm và hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp để kích thích xúc giác và phục hồi chức năng. Từ đó, hạn chế và giảm thiểu những rủi ro không mong muốn xảy ra.
NHÀ THUỐC NAM GIA TRUYỀN LỢI PHÚC ĐƯỜNG
ĐỊA CHỈ: Xóm 9, Nga Liên, Nga Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam.
HOTLINE: 0844.619.666 – 0966.992.089
WEBSITE: thankinhthucvat.vn
EMAIL: chualanhbenh@gmail.com
Có thể bạn quan tâm: