Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: Mệt mỏi, mất ngủ, tim đập nhanh, đau đầu, nặng đầu, choáng váng, chân tay có cảm giác nặng nề, bủn rủn, run tay chân,… Tất cả đều là dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh thực vật.
Đây không phải là một bệnh tim thực thể, không có thành phần nào của tim bị tổn thương thật sự vì trong trường hợp này những bệnh nhân mắc rối loạn thần kinh thực vật đi khám bệnh ở các bệnh viện lớn, xét nghiệm cũng như khi đo điện tâm đồ lại không phát hiện được các tổn thương ở hệ thống van tim hay các cơ quan khác của cơ thể.
Triệu chứng Rối loạn thần kinh thực vật không thể bỏ qua
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật là tình trạng các dây thần kinh của hệ thần kinh tự chủ bị tổn thương làm xáo trộn hoạt động của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể. Bệnh còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Rối loạn thần kinh tự trị hay chứng mất tự chủ.
Trong đó, hệ thần kinh tự chủ chúng ta đều biết là một số chức năng sống của cơ thể như: nhịp tim, thân nhiệt, nhịp thở, sự bài tiết của tuyến mồ hôi, dịch tiêu hóa… Đúng như cái tên gọi của nó, hệ thần kinh tự chủ hoạt động một cách tự động và không chịu sự chi phối của ý thức.
Rối loạn thần kinh thực vật xuất hiện các chứng trạng hồi hộp không yên, sắc mặt trắng bệch, ngực đầy thiểu khí, mệt mỏi yếu sức, môi miệng nhợt, chân tay lạnh, ra mồ hôi, người lúc nóng lúc lạnh, tức ngực, càng về ban đêm bệnh lại càng nặng hơn. Người bệnh cảm thấy đầu choáng váng, hoa mắt, ù tai, miệng khô họng ngứa, mất ngủ hay mê, lo sợ, hồi hộp, nơm nớp không yên, đau sườn, nặng hơn thì đau xiên tới vai lưng, mặt môi tía tối, miệng khô họng ráo,…
Cùng với đó là các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật điển hình thường gặp như:
Mệt mỏi
Mệt mỏi là dấu hiệu thường gặp nhất, mệt mỏi là trạng thái cơ thể mà mọi người đều có như: Vận động thể lực quá độ, lao động thể lực quá nặng nề dẫn đến mệt mỏi. Thông thường mệt mỏi bình thường thì dễ phục hồi, cần có thời gian nghỉ ngơi điều chỉnh, bổ sung dinh dưỡng, ngủ một giấc sẽ lấy lại sức lực như cũ. Triệu chứng mệt mỏi do rối loạn thần kinh thực vật thì dường như không có nguyên nhân, nghỉ ngơi bồi dưỡng thế nào cũng không thể phục hồi được thể lực, thậm chí càng ngủ càng cảm thấy suy yếu, không có sức.
Ở các cơ quan khác của cơ thể cũng thường cảm thấy khó chịu, làm tim hồi hộp đập nhanh, tức ngực thở gấp, chán ăn, khó chịu ở dạ dày, đôi khi tiêu chảy, táo bón, kinh nguyệt không đều,… Những triệu chứng này khiến người bệnh hoài nghi có bệnh nặng trong cơ thể, nhưng khi kiểm tra kết quả không phát hiện vấn đề gì, hay sự tổn thương nào của cơ thể.
Mất ngủ
Biểu hiện giấc ngủ thường không sâu, ít ngủ, có nhiều chiêm bao mộng mị, có người nằm mãi không ngủ được, luôn cảm thấy trằn trọc nóng lòng chờ giấc ngủ vì thế lại càng không ngủ được. Có người chỉ ngủ được đến nửa đêm rồi tỉnh dậy dù rất cố gắng đến bao nhiêu cũng không sao ngủ được hoặc có người thức trắng suốt đêm, ánh sáng tiếng động đều làm cho khó ngủ, giấc ngủ chập chờn không sâu, dễ thức giấc.
Mất ngủ, ngủ không sâu giấc là một trong những triệu chứng dẫn đến bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Choáng váng, đau đầu, nặng đầu
Người bệnh thường than phiền đau đầu âm ỉ, đau toàn bộ hay ở vùng trán, vùng đỉnh đầu hoặc vùng thái dương, Nhức đầu, đau đầu không có vị trí nhất định, nhức đầu thường tăng lên khi xúc động hay mệt mỏi và giảm khi thoái mái, ngủ tốt. Nhiều bệnh nhân lại cảm thấy đau căng tức, căng thẳng các cơ đầu, cổ…
Trạng thái suy nhược kích thích
Ngoài ra, còn có một số triệu chứng như: Chân tay có cảm giác nặng nề, bủn rủn, run tay run chân, nháy mắt, giật cơ mặt, đau nhói vùng trước tim. Bệnh nhân dễ bị kích thích, một kích thích nhỏ làm bệnh nhân khó chịu, kể cả kích thích từ trong cơ thể làm bệnh nhân mệt mỏi. Một tiếng động nhỏ, tiếng ồn, tiếng nói chuyện to tất cả đều làm cho người bệnh bực tức. Ban đầu người bệnh phản ứng, bực tức trong gia đình, trong công việc. Tính tình thay đổi dễ hồi hộp, dễ xúc động và dễ cáu gắt, giảm tập trung, trí nhớ người bệnh hay quên không tập trung tư tưởng làm việc được lâu, trí nhớ hay phân tán lung tung.
Tiếng động nhỏ, tiếng ồn, tiếng nói chuyện to tất cả đều làm cho người bệnh bực tức
Lo âu, lo lắng
Người bệnh luôn lo âu, lo lắng vô cớ, về bệnh tật về những chuyện không đâu vào đâu và liên hệ đến điều gì đó không may xảy ra. Bệnh càng ngày tiến triển nặng thêm càng lo âu, giống như một vòng luẩn quẩn này cứ càng ngày phức tạp và bệnh nhân càng bi quan… Những triệu chứng do rối loạn thần kinh thực vật gây ra cho bệnh nhân cảm thấy hoang mang, lo lắng, mặc dù đã được khám toàn diện cẩn thận xét nghiệm nhiều lần, chụp Ct, điện não đồ, kiểm tra cộng hưởng từ,… đều không có sự tổn thương nào làm cho người bệnh cảm thấy hoài nghi trong đầu.
Ù tai
Khi bị rối loạn thần kinh thực vật chức năng của tai sẽ bị suy giảm do hệ thần kinh bị tổn thương dẫn đến rối loạn, truyền sai thông tin. Cụ thể đó là khả năng nghe của người bệnh bị suy giảm, phản xạ với tiếng ồn kém, nghe không rõ, ù tai, phản ứng với âm thanh chậm hay thậm chí là điếc tạm thời.
Tim mạch
Rối loạn huyết áp tim mạch, hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh hoặc chậm, nhanh khi chậm có thể đau tim, đau tức ngực, cảm giác khó thở hụt hơi, khó thở, nhịp thở nhanh, nông hoặc chậm,…
Tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa làm cho người bệnh có thể ăn không ngon, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, táo bón hoặc đi ngoài phân nát, phân lỏng, nói chung là tùy thể bệnh, tùy bệnh nhân.
Sinh dục tiết niệu
Rối loạn thần kinh thực vật làm cho phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, rối loạn tiểu tiện, đàn ông liệt dương, xuất tinh sớm,…
Người lúc nóng lúc lạnh
Thân nhiệt người bị rối loạn thần kinh thực vật tăng hoặc giảm nhẹ hoặc không đều ở các vùng khác nhau trên cơ thể. Như tôi đã gặp một số bệnh nhân kêu mặt thì bốc nóng, chân tay thì lạnh mặc dù thời tiết rất nóng nhưng chân tay lạnh toát, cảm giác sốt nhẹ về chiều và tối hoặc có những cơn nóng bừng người hoặc nóng dọc theo xương sống hay lạnh toát,…
Huyết áp thay đổi thất thường
Huyết áp tăng giảm đột ngột thất thường, khi thì lên cao, lúc thì xuống thấp khó kiểm soát, thiểu năng mạch vành. Nhận biết rõ nét nhất đó là khi đứng lên ngồi xuống, thay đổi tư thế, hoạt động gắng sức cảm thấy đầu loạng choạng, choáng váng, chóng mặt, mặt mũi xây xẩm tối đen, nhìn không rõ hay thậm chí là ngã và ngất xỉu đột ngột.
Rối loạn chức năng thần kinh dạ dày
Triệu chứng xảy ra tại dạ dày, bệnh nhân thường ợ chua, ợ hơi, dạ dày đầy chướng, buồn nôn, nôn mửa và đau vùng bụng trên. Cơn đau dạ dày thường gây do bởi bức xúc thần kinh và xảy ra liên tục hoặc kịch phát. Làm cho người bệnh không ăn được gì, chán ăn, buồn nôn, cứ ngửi thấy mùi gì là lại khiếp không dám ăn. Người lăn tăn muốn ăn nhưng lại không ăn được, ngửi thấy mùi cơm là lại muốn nôn, đến bữa ăn nhưng mở vung nồi ra ngửi thấy mùi thức ăn lại sợ và khiếp.
Rối loạn cảm xúc
Cảm xúc không ổn định, dễ xúc động, dễ mủi lòng, không cầm được nước mắt khi xem phim, hồi hộp lo âu, lo lắng về bệnh tình, càng lo âu bệnh càng tiến triển xấu bệnh ngày càng nặng càng tiến triển xấu. Rối loạn thần kinh thực vật khả năng tập trung chú ý kém, trí nhớ giảm sút nên khả năng học tập và làm việc đều bị hạn chế.
Hay người bệnh thường than phiền trí nhớ giảm sút thường hay quên đồ dùng hàng ngày, quên tên những người vừa mới gặp, quên công việc mới giao nhận hôm trước. Quá trình phát triển bệnh của mình ra sao đã khám và điều trị ở đâu thì người bệnh lại nhớ rất tỉ mỉ với hành vi tác phong của người bệnh cũng thay đổi, đi lại hối hả, đứng ngồi không yên, ngón tay run rẩy.
Đau nhức xương khớp
Ngoài những triệu chứng trên thì đau nhức xương khớp cũng rất phổ biến ở người rối loạn thần kinh thực vật. Triệu chứng này xuất hiện nhiều ở những người cao tuổi và đặc biệt khi trở trời, nên thường được chẩn đoán là thoái hóa xương khớp, xương khớp yếu tuổi già,…và được kê đơn thuốc uống nhưng không thuyên giảm, tình trạng ngày càng nặng khiến cuộc sống bị giảm sút nặng nề, cản trở khả năng vận động, đi lại của người bệnh.
Một số triệu chứng thường gặp khác
Biểu hiện của bệnh rối loạn thần kinh thực vật rất đa dạng, biểu hiện bệnh ở mỗi người khác nhau như: Đau mỏi lưng, đau cột sống, đau vai gáy, đau thắt lưng, rối loạn cảm giác, tê buồn chân tay, hoa mắt chóng mặt, mờ mắt, cảm giác đau nhức cơ, cảm giác khó chịu ngoài da như kiến bò, kim châm, nóng lạnh thất thường, run chân tay, mất tự ti, ngại giao tiếp,…
Hệ lụy do rối loạn thần kinh thực vật gây ra
Hầu hết những người mắc chứng rối loạn thần kinh thực vật trong thời gian dài sẽ dẫn đến những thay đổi của các cơ quan nội tạng trong cơ thể, khởi đầu của nhiều bệnh lý như: hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ sinh dục, hệ tiêu hóa, hệ nội tiết, hệ bài tiết,…Do đó, bệnh rối loạn thần kinh thực vật gây ra các triệu chứng tim đập nhanh, đánh trống ngực, khó thở, hụt hơi, cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, ớn lạnh đau mỏi vai gáy, đau nhức xương khớp, rối loạn tiêu hóa. Tình trạng bài tiết bị rối loạn, không tự chủ và có nguy cơ nhiễm khuẩn, hệ sinh dục rối loạn khiến chuyện chăn gối vợ chồng giảm sút, nhận thức giảm sút, phản ứng chậm với ánh sáng và tiếng ồn. Một số trường hợp còn có cảm giác không như sắp chết, bứt rứt, khó chịu trong người.
Rối loạn thần kinh thực vật còn khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, ớn lạnh, đau mỏi vai gáy, đau mỏi cột sống. Có nhiều bệnh nhân cảm thấy không thể tiếp tục sống, phản ứng sinh học chậm chạp với ánh sáng, gặp rất nhiều khó khăn khi lái xe vào ban đêm. Ảnh hưởng rất nhiều đến các bộ phận trên cơ thể bao gồm:
- Tim mạch: Hồi hộp, hụt hơi, tim đập nhanh hoặc chậm, huyết áp tăng giảm thất thường, tức ngực khó thở, có người bệnh nặng hơn bị đau xiên ra phía sau lưng. Nhịp tim thay đổi một cách chậm chạp hoặc không thay đổi để đáp ứng kịp thời với hoạt động thể lực hoặc tập thể dục thể thao.
- Với hệ tiêu hóa: thường xuyên gây rối loạn tiêu hóa do rối loạn chức năng co bóp của dạ dày, ruột và gây ra cảm giác nhanh no sau khi ăn, ăn không ngon, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, khó nuốt và ợ hơi, kích thích đại tiện khi căng thẳng.
- Hệ thần kinh: Vào những ngày thay đổi thời tiết sẽ bị rối loạn vận mạch gây đau đầu, rối loạn tuần hoàn não, giảm trí nhớ, giảm tập trung, ngủ kém, lo âu, buồn bực vô cớ.
- Hệ tiết niệu: Gây rối loạn tiết niệu, khó tiểu hay tiểu không tự chủ, kích thích tiểu tiện khi căng thẳng và tiểu không hết nước tiểu, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Hệ bài tiết: Gây rối loạn tiết mồ hôi, giảm tiết hoặc tăng tiết quá mức ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể, thân nhiệt nóng lạnh thất thường.
- Hệ hô hấp: Dẫn đến co thắt cơ trơn phế quản gây khó thở, tăng khi thay đổi thời tiết hoặc căng thẳng, hụt hơi, khó thở, tức ngực, ngạt mũi,…
- Hệ cơ xương khớp: Vào những ngày thay đổi thời tiết hệ cơ xương khớp bị ảnh hưởng, đau nhức xương khớp khi trời trở lại, với hệ sinh dục, hệ sinh dục bị ảnh hưởng gây rối loạn tình dục và gặp các vấn đề đạt được hoặc duy trì sự cương cứng, gây ra hiện tượng xuất tinh sớm ở nam giới, ở phụ nữ bị khô âm đạo và rối loạn kinh nguyệt. Nếu không điều trị kịp thời bệnh rối loạn thần kinh thực vật còn là khởi đầu của nhiều loại bệnh như: Bệnh Raynaud, chứng xanh tím đầu chi, chứng đỏ đau đầu chi, bệnh cứng bì,…
Phương pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật được hàng nghìn người áp dụng
Thông thường, bất cứ một bệnh gì để có thể chữa trị thì cần tìm ra căn nguyên trực tiếp dẫn đến bệnh từ đó đưa ra các cách điều trị cụ thể. Đối với phương pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật cũng vậy, cần tìm ra nguyên nhân và tiêu diệt nguyên nhân đó là cách giúp điều trị bệnh khỏi hoàn toàn.
Hiện nay, việc điều trị căn bệnh rối loạn thần kinh thực vật theo Tây Y coi đây là căn bệnh khó điều trị, chưa có thuốc chữa. Thấu hiểu được nỗi vất vả của bệnh nhân, các Lương Y Nhà thuốc Nam Lợi Phúc Đường với 8 đời làm thuốc Nam gia truyền đã nghiên cứu và kế thừa những tinh hoa của Y học cổ truyền của cha ông để lại bào chế ra thuốc Nam Linh Tiên Dược, có công dụng điều trị khỏi hoàn toàn bệnh rối loạn thần kinh thực vật.
Vậy thuốc Nam Linh Tiên Dược có công dụng gì? Và cách sử dụng ra sao chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Công dụng của thuốc chuyên chữa trị những bệnh như: Rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tuần hoàn não, rối loạn nhịp tim, suy nhược thần kinh cùng một số bệnh nan y khác. Đặc biệt thuốc còn hỗ trợ việc điều trị bệnh dạ dày tá tràng, đau dây liên sườn, hở van tim, thiếu kali và canxi, thiếu máu lên não, giúp bổ gan thận, bổ khớp mạnh xương khớp, chữa run tay chân, phong thấp, trầm cảm, suy nhược giải độc cơ thể và giúp ổn định huyết áp,…
Ngoài ra, sử dụng thuốc Linh Tiên Dược không chỉ điều trị các chứng bệnh đang mắc phải, còn bổ sung thêm các dinh dưỡng thiết yếu, giúp cơ thể được bồi bổ, khỏe mạnh, các tổn thương hệ thần kinh được hồi phục, cải thiện não bộ, giúp người bệnh ăn ngon, ngủ ngon hơn, điều hòa nhịp tim, giảm stress, căng thẳng, mệt mỏi, giảm tình trạng lo âu,…
Cao đặc trị rối loạn thần kinh thực vật
Thành phần của yếu trong thuốc Linh Tiên Dược bao gồm: Rễ hẹ, rau má và hơn 14 vị thảo dược quý có sẵn trong tự nhiên sau đó được nấu cao cô viên hoàn, hoặc thành các dạng viên. Giúp cho người bệnh dễ dàng tiện lợi sử dụng, không phải mất thời gian sắc thuốc như các bài thuốc nam khác. Do đó, thuốc Nam Linh Tiên Dược nhận được nhiều sự tin tưởng của rất nhiều bệnh nhân trên khắp mọi miền đất nước. Những video dưới đây minh chứng cho bạn đọc biết về công dụng của thuốc Nam này nhé!
=>> Video một số bệnh nhân mắc rối loạn thần kinh thực vật điều trị tại Nhà thuốc Lợi Phúc Đường chia sẻ:
Video bệnh nhân mắc rối loạn thần kinh thực vật trên 10 năm
CHỮA RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT NGAY HÔM NAY!
Liên hệ với chúng tôi
NHÀ THUỐC NAM GIA TRUYỀN LỢI PHÚC ĐƯỜNG
ĐỊA CHỈ: Xóm 9, Nga Liên, Nga Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam.
HOTLINE: 0844.619.666 – 0966.992.089
WEBSITE: thankinhthucvat.vn
EMAIL: chualanhbenh@gmail.com