Tức ngực, khó thở khi mang thai là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Hiện tượng này thường xuất hiện vào tháng đầu, tháng thứ 5, tháng thứ 8 của thai kỳ. Đây có thể là những triệu chứng sinh lý bình thường của mẹ bầu nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm.
1. Tức ngực, khó thở khi mang thai là dấu hiệu bệnh gì?
Tức ngực, khó thở khi mang thai là những triệu chứng thường gặp ở những mẹ bầu trong chu kỳ mang thai của cơ thể, đôi khi chỉ là những hiện tượng sinh lý bình thường do cơ thể thay đổi hoocmone dẫn đến tình trạng trên. Tuy nhiên, hiện tượng tức ngực, khó thở ở mẹ bầu cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại, bởi đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm.
Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác mẹ bầu cũng nên chú ý như:
- Cảm thấy đau tức ngực, nhói ngực khi hít thở
- Khó thở, hụt hơi, tím tái mặt
- Cân nặng tăng đột ngột, chân tay sưng phù
- Rối loạn thị giác
- Huyết áp tăng giảm thất thường
- Thường xuyên mệt mỏi, uể oải và ngất xỉu.
Nếu mẹ bầu có những triệu chứng trên thì cần đi thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, vì đây có thể là triệu chứng cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm như:
1.1. Thiếu máu
Thiếu máu khi mang thai là hiện tượng phổ biến xảy ra ở nhiều mẹ bầu do lượng máu không đủ cung cấp để nuôi dưỡng cho mẹ và thai nhi phát triển. Thai nhi khi bắt đầu phát triển sẽ cần nhiều máu hơn bình thường để nuôi dưỡng các tế bài ngay khi có tim thai. Việc cần làm là bà bầu cần được bổ sung đầy đủ sắt mỗi ngày bằng các thực phẩm hoặc viên uống bổ sung sắt theo chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: Triệu chứng tức ngực, khó thở, buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì?
1.2. Hen suyễn
Bà bầu hoặc người thân có tiền sử mắc bệnh hen suyễn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng tức ngực, khó thở khi mang thai. Để cải thiện tình trạng trên, cần có các phương pháp can thiệp từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé phát triển tốt.
1.3. Tiền sản giật
Tình trạng nhiễm độc thai kỳ nguy hiểm có thể là dấu hiệu của tiền sản giật khi mẹ bầu cảm thấy tức ngực, khó thở khi mang thai tháng thứ 5, 6, 7, 8. Ở một số bà bầu, tiền sản giật gây tức ngực khó thở có thể tự biến mất sau một thời gian những cũng có thể kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu cả trước và sau khi sinh.
1.4. Các bệnh về tim mạch
Phụ nữ mang thai trước đó từng mắc các bệnh về tim mạch cũng có nguy cơ bị đau tim, tức ngực, khó thở khi mang thai. Trong chu kỳ thai, lượng máu trong cơ thể bà bầu sẽ tăng lên hơn bình thường để đủ cung cấp cho thai nhi được phát triển tốt. Do đó, để bơm máu được diễn ra hiệu quả, nhịp tim của mẹ bầu sẽ tăng lên cùng với sự căng thẳng, cơ thể mệt mỏi dẫn đến nguy cơ đau tim cao hơn.
1.5. Rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp hiện nay gây ra chứng tức ngực, khó thở khi mang thai. Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng giữa hai hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm trong hệ thần kinh thực vật. Từ đó, mẹ bầu sẽ gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, đi không vững, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, buồn nôn, nôn ói, đau tức ngực, khó thở, hụt hơi, thở dốc, vã mồ hôi….Chứng bệnh này nếu không được chẩn đoán và điều trị dứt điểm sớm có thể gây ra những hệ lụy không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Xem thêm: Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật không thể bỏ qua
2. Bà bầu bị tức ngực, khó thở khi mang thai do đâu?
Tức ngực, khó thở khi mang thai là điều hầu hết các chị em phụ nữ mang thai lần đầu sẽ không khỏi cảm thấy lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng bệnh này, được chia theo từng giai đoạn của thai kỳ như sau:
2.1. Thai kỳ tháng đầu
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, các mẹ bầu chưa có nhiều sự thay đổi về ngoại hình bên ngoài. Tuy nhiên, ở bên trong cơ thể, các hoocmone đã bắt đầu tăng lên khiến cho máu hấp thụ nhiều oxy hơn bình thường, thể tích ngực tăng lên, lượng khí Co2 cũng tăng theo dẫn đến hiện tượng tức ngực, khó thở. Bên cạnh đó, mẹ bầu còn thường xuyên cảm thấy buồn nôn, nôn ói, chán ăn, căng thẳng, stress và mệt mỏi kéo dài cũng là nguyên nhân gây ra tức ngực, khó thở khi mang thai.
2.2. Thai kỳ tháng thứ 5
Chu kỳ thai ở tháng thứ 5 thường được gọi là tam cá nguyệt thứ 2, giai đoạn này mẹ bầu không còn cảm thấy cảm giác ốm nghén như 3 tháng trước và bắt đầu ăn được nhiều hơn. Cùng với đó, thai kỳ trong giai đoạn này bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn. Ngoài sự thay đổi của hoocmone từ những thời kỳ đầu, hiện tượng tức ngực, khó thở khi mang thai còn có thể do cổ tử cung bị căng giãn để đủ khoảng không gian cho thai nhi phát triển.
Cổ tử cung càng lớn lên bao nhiều thì sẽ càng khiến cơ hoành, phổi, dạ dày bị chèn ép nhiều hơn, gây khó khăn cho bà bầu khi thở kèm theo cảm giác tức ngực khi ngủ.
Trong giai đoạn thai kỳ, lượng máu trong cơ thể sẽ tăng lên 50% để luôn đảm bảo đủ cung cấp đủ máu nuôi dưỡng cho cả mẹ và bé. Vì vậy, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn bình thường, nhịp tim đập nhanh hơn ngay cả khi nghỉ ngơi dẫn đến việc căng tức ở lồng ngực và khó thở khi mang thai.
2.3. Thai kỳ tháng thứ 8
Trong những tháng cuối của giai đoạn thai kỳ, tử cung sẽ giãn to hết mức để có thể đủ chỗ cho em bé nằm. Bên cạnh đó, các cơ quan cũng sẽ bị chèn ép nhiều hơn so với những tháng trước. Cân nặng của mẹ bầu cũng tăng lên đáng kể trong giai đoạn này. Cảm giác nặng nề khi di chuyển khiến mẹ bầu phải hít thở nhiều hơn, hơi thở ngắn, thở dốc, hụt hơi dễ làm tức ngực, khó thở.
Đây là thời điểm mà mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi nhất khi vừa cảm thấy tức ngực, khó thở mà còn cảm thấy đau lưng trước khi đón em bé chào đời.
3. Tức ngực, khó thở khi mang thai có nguy hiểm không?
Nếu mẹ bầu có dấu hiệu tức ngực, khó thở khi mang thai thì nên đi thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và theo dõi thai kỳ. Nếu qua những lần kiểm tra định kỳ mà không phát hiện có hiện tượng bất thường nào thì mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng bởi đây có thể là triệu chứng sinh lý bình thường của cơ thể trong giai đoạn thai nghén. Bên cạnh đó, để giảm bớt cảm giác tức ngực, khó thở khi mang thai ở những tháng đầu, tháng thứ 5 và tháng thứ 8 các mẹ bầu có thể thực hiện một số cách sau:
- Cần được nghỉ ngơi đầy đủ và hợp lý, tránh làm các việc dẫn đến quá sức, căng thẳng khiến cho tình trạng tức ngực, khó thở khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế mang vác đồ vật nặng, đi đứng cẩn thận, nhẹ nhàng, không nên leo cầu thang, đi bộ nhiều
- Cần giữ tư thế ngồi thẳng lưng khi ngồi, kê thêm chiếc gối nhỏ sau lưng để nâng đỡ, hạn chế gập bụng
- Khi ngủ nằm nghiêm về một bên và đặt thêm một chiếc gối thấp phía dưới ngực. Không nên thay đổi tư thế đột ngột từ nằm sang ngồi dậy.
- Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, hít thở sâu, thiền, yoga….
Trên đây là chia sẻ của nhà thuốc về tức ngực, khó thở khi mang thai do đâu? Có nguy hiểm không. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp ích cho mẹ bầu hiểu hơn về các dấu hiệu của cơ thể, từ đó có hướng bảo vệ sức khỏe và điều trị bệnh tốt hơn, giúp cả mẹ và bé luôn phát triển khỏe mạnh.
NHÀ THUỐC NAM GIA TRUYỀN LỢI PHÚC ĐƯỜNG
ĐỊA CHỈ: Xóm 9, Nga Liên, Nga Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam.
HOTLINE: 0844.619.666 – 0966.992.089
WEBSITE: thankinhthucvat.vn
EMAIL: chualanhbenh@gmail.com